Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 7 năm 2017 | 1:50

Không có "vùng cấm" trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cấp đã lựa chọn kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không có “vùng cấm".


Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.600 đảng viên. Việc thi hành kỷ luật cơ bản đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, dân chủ, khách quan.

Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức ngày 12/7 tại Hà Nội.

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho biết 6 tháng qua, số lượng các cuộc kiểm tra tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với 855 tổ chức đảng và hơn 3.500 đảng viên; trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra 9 tổ chức và 15 đảng viên, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật một tổ chức đảng và 6 đảng viên.

Về thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 87 tổ chức đảng và hơn 6.000 đảng viên, tăng 61% tổ chức và 16% số đảng viên so với cùng kỳ năm 2016.

Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.600 đảng viên; trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 7 đảng viên, Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị thi hành kỷ luật 1.641 đảng viên. Nội dung vi phạm chủ yếu là những điều đảng viên không được làm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản...

Thảo luận tại hội nghị, các ý kiến đã phản ánh công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phương, đơn vị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Một số cấp ủy và ủy ban kiểm tra chưa chủ động trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thiếu quyết liệt, ngại khó, ngại va chạm, hiệu lực, hiệu quả thấp.

Một số ủy ban kiểm tra tỉnh ủy chưa kiểm tra được tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; chưa giám sát chuyên đề. Một số địa phương, đơn vị chưa chú trọng kiểm tra giám sát vào các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm, dễ phát sinh vi phạm. Một số kết luận của cấp có thẩm quyền về thu hồi tài sản vi phạm chưa khả thi; chưa kịp thời xem xét trách nhiệm, xử lý tập thể, cá nhân có liên quan...

Những tháng còn lại của năm 2017, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2016 và chương trình, kết hoạch năm 2017 đã đề ra.

Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tích cực, chủ động và quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục tham mưu, giúp Trung ương xây dựng, ban hành các quy định về những vấn đề mới trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; sửa đổi, bổ sung kịp thời Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Quy định số 55-QĐ/TW ngày 10/1/2012 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; nghiên cứu, xây dựng Quy định về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của đảng viên bị xử lý kỷ luật oan; Quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng...

Theo Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top