Đây là cơn bão rất lớn, có khả năng đổ bộ vào đất liền cùng lúc với triều cường, do đó Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cần cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc |
Ngay tại phiên hop, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Do đây là cơn bão rất lớn, dự kiến lại đổ bộ vào đất liền cùng lúc với triều cường nên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cần cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan. Các địa phương cần chủ động rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhà yếu không bảo đảm an toàn. Theo dự kiến, sẽ phải di dời khoảng 500.000 cư dân nằm trong diện rủi ro khi bão đổ bộ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Các địa phương tiếp tục phối hợp với lực lượng biên phòng và ngành thủy sản, ngành giao thông rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch để hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn”.
Các địa phương cũng cần tổ chức hỗ trợ người dân di dời, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu: “Phải bảo vệ, gia cố đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Lên phương án cụ thể để bảo vệ công trình, khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các công trình đang thi công, khu vực khai thác khoáng sản”.
Đối với miền núi, trung du, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước.
Ảnh: VGP/Đoàn Bắc |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành Trung ương để phối hợp cùng các địa phương sẵn sàng ứng phó khi bão số 5 đổ bộ vào đất liền.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phải theo dõi, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về diễn biến bão, mưa lũ đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện vận tải chủ động phòng tránh; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó”.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực bão đổ bộ và an toàn giao thông.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, gia cố và triển khai các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo vệ hồ đập thủy lợi, đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển xung yếu.
Bộ Công Thương chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với vận hành an toàn các hồ đập thủy điện, hệ thống điện và các công trình của ngành, đặc biệt là vận hành liên hồ chứa; bảo đảm an toàn điện, nếu bị mất điện cần nhanh chóng khắc phục.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng.
Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ động liên hệ với các nước trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão bảo đảm an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.