Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2020 | 21:18

Không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác

Chiều nay (13/4), chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chống dịch COVID-19, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh “chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác”.

 

Thủ tướng lưu ý “chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác” - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
 
Thủ tướng đánh giá cao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước có nhiều biện pháp cương quyết về cách ly xã hội, thực hiện đồng bộ các biện pháp trong Chỉ thị 15, 16. Nhân dân cũng cơ bản ủng hộ. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, mấy ngày qua, có sự lơi lỏng hơn, người ra nơi công cộng nhiều hơn so với những ngày trước đó. Một số cửa hàng, cửa hiệu thực hiện chưa nghiêm, vẫn mở cửa bán hàng mà đáng lẽ ra thuộc diện đóng cửa.

Trong khi cả nước, đặc biệt là ngành y tế và các cơ quan liên quan tích cực thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhưng tình hình lây nhiễm vẫn xảy ra, nhất là ổ dịch Hạ Lôi mới đây.

Thủ tướng lưu ý: Chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác. Chúng ta nói mục tiêu kép nhưng ưu tiên là bảo vệ sức khỏe tính mạng của nhân dân. Không vì kinh tế mà coi thường sức khỏe của nhân dân. Đó là nguyên tắc tối thượng trong xử lý công việc.

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chúng ta lơi lỏng, dễ vỡ trận, xóa đi thành quả mà Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, nhân dân đã dày công suốt mấy tháng qua.

Thủ tướng nhắc lại những nguyên tắc như khóa chặt từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch nhanh ở bên trong. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm ở địa phương của mình, trong ngành của mình, tại cơ sở sản xuất kinh doanh nếu được phép mở theo quyết định của Chủ tịch UBND địa phương.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Về các kiến nghị của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đồng ý khẩn trương thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc sử dụng tiền mặt để thanh toán.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát, truy vết đối tượng.

Nhấn mạnh chủ trương hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam có lộ trình chặt chẽ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần ngăn chặn tối đa nguồn lây từ nước ngoài.

Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế và các thiết bị bảo hộ chống dịch cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề trên tinh thần nước ta đã có đủ nhu cầu dự trữ.

Các địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch ở khu công nghiệp, đối với công nhân, người yếu thế, các công trường thi công, tăng cường bảo hộ an toàn.

Thủ tướng biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia ngày đêm phân tích dữ liệu, đáp ứng kịp thời tìm kiếm, truy vết các ca bệnh, đối tượng liên quan cũng như sản xuất thiết bị để phục vụ xuất khẩu.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc học và thi của các trường, các cấp; Bộ Công an, đặc biệt là công an các địa phương có phương án bảo đảm an toàn cho người dân, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top