Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai được thông qua tại Hội nghị Cấp cao lần này nằm trong các nỗ lực phục hồi của ASEAN, tập trung vào 3 giai đoạn chính.
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ công bố Đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch Tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025, Khung phục hồi Tổng thể ASEAN và thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020, đánh giá cao những thành quả của cả Cộng đồng ASEAN đạt được trong năm 2020. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đây là những kết quả rất phong phú, cả về chiều sâu lẫn tầm mức.
Nỗ lực của các quốc gia thành viên ASEAN đã giúp cả Cộng đồng vượt qua nhiều cơn gió ngược của khó khăn, thách thức hướng tới bến bờ mới của hòa bình, ổn định bền vững, phát triển, phồn vinh lâu dài. Thay mặt Lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao công sức của Cộng đồng trong các kết quả hôm nay.
Thủ tướng đề nghị ASEAN cần tiếp tục nỗ lực không ngưng nghỉ trong bối cảnh thời gian khá hạn hẹp và khối lượng công việc rất lớn. Thủ tướng khẳng định, đoàn kết là cơ sở, hợp tác là chìa khóa cho những thành công của ASEAN.
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã long trọng công bố kết quả Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, Khung phục hồi tổng thể ASEAN và chính thức thành lập Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN. Thủ tướng gửi lời cám ơn chân thành đến các nước thành viên ASEAN, các đối tác và tổ chức quốc tế đã ủng hộ và hợp tác chặt chẽ cùng Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 để đạt được các kết quả này.
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đã được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 (tháng 11/2015). Triển khai ý kiến chỉ đạo của các Lãnh đạo ASEAN, công tác đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 được ASEAN triển khai từ đầu năm 2020. Tới nay, các trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hoá-Xã hội đã hoàn tất đánh giá việc triển khai giữa kỳ, trong đó kiểm điểm triển khai các dòng hành động, đồng thời đề xuất các biện pháp thúc đẩy triển khai tiếp các dòng hành động còn vướng mắc, chưa được thực hiện. Cùng với việc kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN, đây là cơ sở quan trọng để ASEAN hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, khởi động thảo luận, xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2025 trong thời gian tới.
Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai được thông qua tại Hội nghị Cấp cao lần này nằm trong các nỗ lực phục hồi của ASEAN, tập trung vào 3 giai đoạn chính, gồm tái mở cửa, phục hồi và tự cường. Các biện pháp cụ thể được đề xuất bao gồm: (i) các biện pháp chống dịch của ASEAN; (ii) cùng phục hồi và hành động của ASEAN (mục tiêu, nguyên tắc, cách tiếp cận và cấu trúc); (iii) các chiến lược phục hồi chính (tăng cường hệ thống y tế, bảo đảm an ninh con người, thúc đẩy thị trường và liên kết nội khối, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng tương lai bền vững và tự cường); (iv) triển khai để phục hồi và ổn định (chính sách, nguồn tài chính, cơ chế, tham gia của các thành phần và giám sát); và (v) xây dựng hình ảnh mới của ASEAN hậu Covid-19.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN đặc biệt về ứng phó Covid-19 ngày 14/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất thành lập Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN để nâng cao năng lực ứng phó chung của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp thông qua việc huy động và phân phối các thiết bị y tế thiết yếu như khẩu trang y tế, găng tay, nước sát khuẩn, trang phục bảo hộ, máy thở…
Về nguyên tắc vận hành, các nước tự nguyện đóng góp và bảo quản số lượng vật tư y tế đã cam kết tại nước đó, chỉ chuyển số vật tư y tế cam kết tới nước cần sử dụng khi xảy ra dịch bệnh hoặc các tình huống y tế công cộng khẩn cấp. Sáng kiến này được các nước thành viên ASEAN và đối tác đánh giá cao và ủng hộ tích cực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, các Lãnh đạo ASEAN đã ghi nhận Tài liệu tham chiếu và chính thức công bố thành lập Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chính thức công bố mức cam kết đóng góp các vật tư y tế của Việt Nam trị giá 5 triệu USD cho Kho dự phòng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.