Ngày 21-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề: Vì sao doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào thị trường sản xuất – kinh doanh trái cây lúc này.
Trong năm 2016, sản lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu lên tới 2,4 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong năm 2016, sản lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đã đạt con số thần kỳ với giá trị xuất khẩu lên tới 2,4 tỷ USD. Lần đầu tiên xuất khẩu trái cây vượt qua xuất khẩu gạo (chỉ đạt hai tỷ USD). Trong năm 2017, dự báo giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam có thể tiến gần đến con số ba tỷ USD.
Tại hội thảo, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng như các chuyên gia cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay khi đưa trái cây Việt Nam xuất ngoại đó là công nghệ chế biến để nâng cao giá trị nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Hội thảo chuyên đề: Vì sao doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào thị trường sản xuất – kinh doanh trái cây lúc này ngày 21-11.
Theo ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hiện nay các thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Bên cạnh Trung Quốc là thị trường lớn nhất (chiếm 70,8% thị phần), nhiều loại rau quả Việt Nam đã có mặt tại các thị trường cao cấp như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và các thị trường như Malaysia, Thái-lan, Australia, Singapore…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Cường cũng cho rằng, hiện nay chúng ta vẫn đang chủ yếu xuất khẩu trái cây tươi nên giá trị gia tăng thấp, dễ bị tác động của các rào cản kỹ thuật như kiểm dịch thực vật, chất lượng giảm nhanh, thời gian bảo quản ngắn vì chưa có công nghệ bảo quản tiên tiến và các vấn đề an toàn thực phẩm…
Trong khi tiềm năng của trái cây Việt Nam còn rất nhiều, vì vậy, chúng ta cần đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, tăng cường phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ cây ăn trái với các sản phẩm đa dạng gồm trái cây đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước trái cây tự nhiên, nước trái cây cô đặc… nhằm gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, tăng khối lượng xuất khẩu.
Theo Nhân Dân
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.