Tại phiên thảo luận sáng 10/1, ý kiến của nhiều đại biểu và giải trình của thành viên Chính phủ đều thống nhất việc cho nhà đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại cần kiểm soát chặt để ngăn trục lợi chính sách.
Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về đề xuất sửa đổi khoản 1 điều 75 Luật đầu tư theo hướng cho phép nhà đầu tư được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải thích quy định này đang tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nhưng không phải là đất ở, hoặc không có phần đất ở thì không được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình tại phiên thảo luận sáng 10-1 - Ảnh: QH
“Điều này gây lãng phí nguồn lực, thiếu hụt nguồn cung, khiến giá nhà ở tăng lên”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo phản ảnh của các địa phương, hiệp hội, quy định khoản 1 điều 75 Luật đầu tư đang gây ách tắc nhiều dự án thương mại, trong đó Hà Nội có 102 dự án, TP.HCM có 150 dự án, Bình Dương có 40 dự án…
Về phương án sửa đổi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đang đề xuất Quốc hội sửa khoản 1 điều 75 Luật đầu tư cho phép nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất đối với 3 loại đất phù hợp kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại theo phương thức chấp nhận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không cần thông qua đấu giá, đấu thầu.
Và để kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi, tránh lợi dụng chính sách, chuyển đổi tràn lan, nội dung đề xuất sửa đổi đã quy định loại trừ các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định bao gồm: thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu; bán tài sản công theo Luật tài sản công…
Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính theo sát giá thị trường, đúng quy định của Luật đất đai.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, qua lấy ý kiến đại biểu, ý kiến cơ quan thẩm tra, có 2 phương án được đề xuất.
Phương án 1 như Chính phủ trình Quốc hội với việc rà soát lại chặt chẽ quy định chuyển đổi sử dụng đất. Phương án 2 là theo đề xuất của Ủy ban Pháp luật, đề nghị xây dựng đề án thí điểm riêng để áp dụng hình thức xử lý đối với loại đất khác không phải đất ở để trình kỳ họp thứ 3 tháng 5-2022 đối với những người đang có quyền sử dụng đất phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
Thay mặt Chính phủ tiếp thu ý kiến của các đại biểu cuối phiên thảo luận về việc ban hành 1 luật sửa 8 luật để gỡ vướng cho đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết đã có 137 ý kiến phát biểu, 9 ý kiến tranh luận, Chính phủ sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội thông qua vào chiều mai.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, tinh thần của Chính phủ là cố gắng sửa để thực hiện được, ít thay đổi liên quan tới luật khác. Một luật sửa nhiều luật là một ngoại lệ nên chỉ chọn ra các vấn đề vướng mắc cần sửa đổi ngay. Nếu dự luật này được thông qua thì sẽ có hiệu lực từ ngày 1-3-2022.
Cũng theo bộ trưởng Bộ Tư pháp, việc sửa đổi chỉ để làm rõ khó khăn vướng mắc, hoàn toàn không đụng đến các quy định liên quan như sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài chính đất đai. Quy định hiện hành thế nào sau khi sửa đổi vẫn thế, mục tiêu của việc ban hành luật là xử lý các vướng mắc.
Điều kiện được chuyển đổi là phải phù hợp với quy hoạch, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất, đất không thuộc diện thu hồi và quá trình làm phải minh bạch.
Thừa nhận băn khoăn của các đại biểu về tình trạng trục lợi chính sách khi cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là có cơ sở nhưng Bộ trưởng Lê Thành Long vẫn đề nghị các đại biểu xem xét, cân nhắc vì vẫn phải xử lý vướng mắc, nên cần tính toán xem có thể làm thí điểm được không.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.