Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 6 năm 2016 | 5:28

Kỳ họp đầu tiên HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII

Trong hai ngày 27-28/6, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021 họp phiên thứ nhất.

6 tháng đầu năm 2016, Hà Tĩnh tiếp tục giành nhiều kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh KT- XH, QP-AN. Báo cáo nêu rõ: Tổng sản phẩm trong tỉnh Hà Tĩnh (GRDP) ước đạt 16.937 tỷ đồng; trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 3.726,9 tỷ đồng, công nghiệp và xây dựng ước đạt 5.686,7 tỷ đồng, xây dựng đạt 3.126,8 tỷ đồng, dịch vụ ước đạt 7.532,8 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt trên 6.580 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực đạt 35,7 vạn tấn, tăng 1,6 vạn tấn (tương đương 4,7%) so với cùng kỳ năm 2015. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3.645 tỷ đồng.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả: Từ đầu năm đến nay thành lập mới 1.295 mô hình sản xuất, trong đó: 133 mô hình lớn, 177 mô hình vừa và 985 mô hình nhỏ, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015 về số lượng mô hình; thành lập mới được 176 tổ hợp tác, 121 hợp tác xã, 124 doanh nghiệp. Tổng số tiêu chí đạt chuẩn tăng lên trong 6 tháng so với đầu năm là 43 tiêu chí (tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2015); đến nay, ngoài 52 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới có 02 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí; 14 xã đạt từ 13-18 tiêu chí; 138 xã đạt từ 9-12 tiêu chí; 25 xã đạt dưới 9 tiêu chí.

Thường trực HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII

Sự cố môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, môi trường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn - xã hội và đời sống của người dân, nhất là người dân các huyện ven biển Hà Tĩnh. Thiệt hại ngành khai thác, nuôi trồng thủy hải sản là rất lớn; các hoạt động kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá bị đình trệ; muối của diêm dân khó tiêu thụ; sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thuỷ, hải sản, du lịch, thương mại, đặc biệt là du lịch biển bị ảnh hưởng nặng nề; việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân vùng ven biển gặp rất nhiều khó khăn. Hà Tĩnh xác định nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm tập trung: Ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường gắn với tái cơ cấu kinh tế, phát triển những vùng có tiềm năng lợi thế; Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị văn minh; Tập trung xử lý các vướng mắc, tồn đọng để đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển; Tăng cường các biện pháp quản lý đất đai, bảo vệ tài nguyên và môi trường...

Toàn cảnh kỳ họp thứ nhất HĐND Tỉnh Hà Tĩnh

HĐND tỉnh Hà Tĩnh xem xét ban hành các nghị quyết về: Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH, đảm bảo QP-AN 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; cơ chế, chính sách tạo nguồn lực để xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II; danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; nội quy các kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII; xác nhận kết quả bầu cử các chức danh của HĐND, UBND, Hội thẩm nhân dân của TAND tỉnh...

Cũng tại kỳ họp này, Hà Tĩnh đã hoàn thành bầu các chức danh HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bầu các chức danh HĐND gồm: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; 3 trưởng và 3 phó các ban; chánh văn phòng HĐND tỉnh, 3 Phó chủ tịch, 19 Ủy viên UBND tỉnh và 25 Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh.

Kết quả ông Lê Đình Sơn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND; ông Đặng Quốc Khánh tái giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu tín nhiệm đạt 100%; 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục tái cử chức danh này, gồm các ông: Đặng Quốc Vinh, Dương Tất Thắng, Đặng Ngọc Sơn.

Anh Bình - Trà Giang

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top