Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017 | 5:50

Kỳ họp thứ 4, QH XIV sẽ giảm thời gian báo cáo để tăng thảo luận

Chiều nay (20/10), Văn phòng Quốc hội họp báo thông tin về chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV. Kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 23/10.

Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội thông tin về kỳ họp

Theo ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội: Đây là kỳ họp cuối năm nên ngoài dành thời gian xây dựng pháp luật, Quốc hội cũng sẽ thảo luận và quyết định các vấn đề kinh tế xã hội và ngân sách. Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về một số dự án quan trọng như dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chủ trương xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; xem xét các báo cáo của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC.

Một nội dung quan trọng là Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn và hội trường để tiến hành miễn nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm hai chức danh Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

“Để Bộ trưởng Bộ GTVT và Tổng Thanh tra Chính phủ mới có thể tiếp cận ngay công việc tại kỳ họp này nên công tác nhân sự được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bố trí sắp xếp ngay trong tuần làm việc đầu tiên”, ông Lê Bộ Lĩnh cho biết.

Điểm mới của Kỳ họp này là sẽ giảm thời gian trình bày báo cáo tại hội trường (mỗi báo cáo được trình bày không quá 15 phút, trừ báo cáo về KT-XH), tăng thời gian thảo luận.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 06 dự án luật, 12 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 09 dự án luật khác.

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật quản lý nợ công (sửa đổi); Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi); Luật thủy sản (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; Nghị quyết về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông; Nghị quyết về việc thi hành Luật Quy hoạch; Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Nghị quyết về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu; Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ; Nghị quyết về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (nếu không đề cập trong Nghị quyết khác của Quốc hội); Nghị quyết về cơ chế, chính sách để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Các dự án luật được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, gồm: Luật tố cáo (sửa đổi); Luật quốc phòng (sửa đổi); Luật an ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao; Luật đo đạc và bản đồ; Luật cạnh tranh (sửa đổi); Luật bảo vệ bí mật nhà nước; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội cũng dành 03 ngày để thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chất vấn duy trì 3 ngày, dù không tăng số lượng thành viên Chính phủ nhưng sẽ chất vấn dài hơn để các đại biểu Quốc hội có điều kiện trao đổi kỹ hơn, sâu hơn, nhiều hơn về các vấn đề mà nhân dân quan tâm.

Dương Thanh

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top