Kỹ sư cơ khí "thổi hồn" cho các sản phẩm da handmade
Từ một quyết định được cho là “khùng”, sau hơn hai năm kiên trì với sự quyết tâm theo đuổi đến cùng, hiện tại Linh đã có một cửa hàng nhỏ của riêng mình ở Thành phố Hà Tĩnh để thỏa sức sáng tạo (Clins Leather Handmade).
Đó là chàng kỹ sư trẻ Võ Chí Linh (1990), xóm Tân Hòa, xã Thạch Tân, Thạch Hà, dám bỏ công việc kỹ sư ở một Công ty lớn để về làm thợ da handmade.
Năm 2013, tốt nghiệp Ngành cơ khí ô tô Trường Đại học Giao thông vận tải, sau khi ra trường, Linh được nhận vào làm ở một công ty nước ngoài với mức lương chục triệu đồng/tháng, ai cũng nghĩ rằng Linh sẽ gắn bó lâu dài với công việc đó. Ấy thế mà, chàng kỹ sư trẻ vẫn quyết định từ bỏ công việc để đi theo tiếng gọi của đam mê.
Linh đang may các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
Khi tôi đến, Linh đang cặm cụi bên đống đồ da với nào búa, kim, chỉ và những sản phẩm sắp giao cho khách, Linh chia sẻ, em đến với nghề làm đồ da handmade như là một cái duyên, nhất là khi công việc đang làm hiện tại không hề liên quan đến ngành em theo học trên giảng đường đại học, cửa hàng nhỏ này là thành quả sau hơn 2 năm chính thức em gắn bó với nghề làm đồ da handmade.
Ban đầu chỉ là sở thích sưu tầm ví da, Linh nghĩ đến việc tại sao không tìm da bò và tự may cho mình một chiếc ví. Nói là làm, Linh lên mạng tìm hiểu, học hỏi các trang về đồ da thủ công, các xu hướng sản phẩm bằng da mới hiện nay rồi quyết định sắm cho mình một bộ đồ nghề cơ bản và một ít da bình dân tại một cửa hàng bán da để về tập làm. Ngày đi làm việc ở Công ty, tối Linh lại say sưa sáng tạo thử may ví từ dễ đến khó rồi dần dần tiếp tục học may dây đồng hồ, thắt lưng…. Từ bé vốn khéo tay, lại chịu khó mày mò, học hỏi nên Linh học khá nhanh.
Cửa hàng trưng bày ở 73 Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh là nơi để Chí Linh sáng tạo ra các sản phẩm đồ da handmade
“Thời gian đầu, sản phẩm làm ra em chỉ để dùng, dần dần tay nghề cứng cáp lấy công làm lãi em bán rẻ để lấy tiền mua nguyên liệu, mẫu mã thường do khách hàng tự chọn và em chỉ tư vấn thêm. Để hoàn thành sản phẩm có khi phải mất hàng tuần lọ mọ bên đống da, kim chỉ khâu, tùy vào mức độ khó và chất liệu da. Em đã bỏ ra không ít công sức, tiền của cho những ngày đầu học làm thợ nhưng lạ là càng làm em càng thấy cuốn hút và thích thú, ngày đi làm chỉ muốn về chỉ để được làm da, có khi em thức cả đêm để may, vừa làm vừa học, làm nhiều rồi quen tay. Có lẽ mối lương duyên với nghề làm đồ da handmade cũng bắt đầu từ đây” Linh nhớ lại.
Một thời gian sau, Linh quyết định nghỉ việc ở Công ty để tập trung làm đồ da, đây là khoảng thời gian khá khó khăn với Linh khi chưa có vốn, khách hàng chưa ổn định, lại bị sự phản đối gay gắt từ người thân. Có người còn bảo Linh “dở hơi” đã tốt nghiệp một trường đại học lớn, lại đang có nghề nghiệp đàng hoàng ở một công ty lớn, lương tháng cả chục triệu đồng lại bỏ làm thợ. Thế nhưng, khi được hỏi: Có khi nào em thấy tiếc và hối hận vì đã từ bỏ công việc đúng chuyên ngành để về làm thợ da handmade không?
Linh chia sẻ: “ Lúc em nghỉ việc, cả nhà ai cũng sốc, không ai ủng hộ vì muốn em làm đúng nghề, có công việc ổn định. Cũng đúng thôi, chẳng ai muốn con mình bỏ công việc ổn định để đi làm nghề bị cho là tay chân, nhưng em lại nghĩ khác tuổi trẻ chỉ có một lần nên phải được sống bằng đam mê và nhiệt huyết, em không thể tập trung làm tốt hai việc cùng một lúc được, cuối cùng việc nào cũng lở dở. Mất một thời gian dần dần em đã chứng minh được với mọi người con đường em theo đuổi không phải chỉ là bồng bột nhất thời mà là một con đường có kế hoạch dài hạn.
Sở dĩ em chọn và theo nghề da handmade vì với em đây là công việc yêu thích, em thấy thoải mái và mang lại mức thu nhập tốt nhất là khi xu hướng làm nghề đồ da handmade đang hot và được ưa chuộng. Bây giờ thì tay nghề đã cứng cáp, sản phẩm của em có nhiều người biết đến, ban đầu là người quen,truyền tai nhau nhiều người khác tìm đến em cũng có nhiều đơn đặt hàng từ trong tỉnh, khách lẻ từ các nơi khác.
Nói về dự định tương lai, Linh tâm sự: Với em, hơn 4 năm học tập ở giảng đường Đại học rồi đi làm không hề uổng phí. Khoảng thời gian đó giúp em trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, tích lũy được nhiều kiến thức, vốn sống cho bản thân. Tương lai em vẫn muốn phát triển cửa hàng với thương hiệu Clins Leather Handmade này thành xưởng chế tác sản phẩm da thủ công có thương hiệu, giúp nhiều bạn trẻ có chung đam mê học nghề và tạo việc làm cho nhiều người…
Nghề làm đồ gia handmade là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác, kiên trì cũng như sáng tạo cao
Cũng theo Linh, từ lý thuyết đến thực tế cũng là một chặng đường không mấy dễ dàng. Không phải ai cũng theo đuổi được đến cùng nghề da thủ công bởi khi bắt tay vào nghề chi phí học và mua đồ nghề rất tốn kém, nhiều bạn cũng học, cũng làm nhưng rồi bỏ hết, bây giờ còn có nơi đào tạo chứ trước khi vào nghề em phải tự mày mò trên mạng, làm thợ đồ da handmade không phải là dễ vì nó đòi hỏi người thợ cần phải làm một cách chính xác, tỉ mỉ, kiên trì, chỉ cần một sai sót nhỏ, có thể công sức làm việc trong mấy ngày trở nên vô nghĩa. Để làm được một sản phẩm không phải áp dụng theo công thức mà cần phải có cả kinh nghiệm, hiểu biết về da để tư vấn cho khách, chăm chút tay nghề, biết gửi cả niềm đam mê, sáng tạo, khéo léo thì sản phẩm mới đẹp được...
Những sản phẩm của Linh ngày càng nhận được nhiều lời khen của bạn bè, khách hàng
Từ một quyết định được cho là “khùng”, sau hơn hai năm kiên trì với sự quyết tâm theo đuổi đến cùng, hiện tại Linh đã có một cửa hàng nhỏ của riêng mình ở Thành phố Hà Tĩnh để thỏa sức sáng tạo (Clins Leather Handmade). Điều làm Linh vui, tự hào nhất đó là được sống với đam mê, những sản phẩm của Linh ngày càng nhận được nhiều lời khen của bạn bè, khách hàng, Linh cũng đã có thêm những hợp đồng lớn. Với Linh bây giờ làm đồ da handmade không còn chỉ là nghề mưu sinh mà còn là đam mê, nhiệt huyết.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.