Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2020 | 19:24

Kỳ vọng lớn từ ĐH Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VII

Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2025, được tổ chức tại Hà Nội, diễn ra trong 2 ngày, bắt đầu từ chiều 23/10.

Bên lề Đại hội, phóng viên Kinh tế nông thôn đã ghi nhận nhiều ý kiến kỳ vọng từ các đại biểu tham dự. 

1.jpg

 Toàn cảnh phiên họp trù bị Đại hội.

 

Hội Làm vườn là nòng cốt

Trao đổi với phóng viên, TS. Bùi Sỹ Tiếu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam khóa VI, cho biết, HLV khóa VI vừa qua rất sôi động, các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương đều có đóng góp vào thành tích chung của cả nước. Cách đây 10 năm, nước ta có khoảng 700.000 ha cây ăn quả, xuất khẩu lúc đó được khoảng 800 triệu USD. Mười năm qua phát triển thêm được 300.000 ha, đã đưa tiến bộ kỹ thuật, đưa giống cây mới có chất lượng cao vào sản xuất. Bây giờ xuất khẩu rau quả đạt trên 4 tỷ USD, đóng góp chung cùng với cả nước nhưng trong đó HLV là nòng cốt để phát triển kinh tế VAC. 

4.jpg
 TS. Bùi Sỹ Tiếu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam khóa VI  tại Đại hội (người bên phải).
 

Cùng với đó, các tổ chức Hội vẫn phát triển, các hội viên thấy có lợi ích, có tác dụng nên xin gia nhập Hội, có 19.000 hội viên mới vào hội, nâng tổng số hội viên cả nước lên khoảng 800.000 hội viên. Nhiệm kỳ tới có nhiều đồng chí trẻ sẽ tiếp tục truyền thống, phát huy kết quả mà Hội đã đạt được, từ đó đóng góp phát triển kinh tế VAC của đất nước lên thành tích cao hơn, nhiều hơn nữa.

Đổi mới

Ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV tỉnh Bắc Giang cho biết, Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VII có những thuận lợi cơ bản. Thuận lợi là được Đảng, Nhà nước, Trung ương cũng như địa phương vẫn tiếp tục quan tâm đến công tác Hội. Tuy nhiên phải có sự đổi mới ở đại hội lần này. Tôi cho rằng, đó là số cán bộ được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành khóa này có cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng được yêu cầu. 

2.jpg
 Các đại biểu thảo luận bên lề Đại hội (ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV Bắc Giang, người đứng thứ 3 từ bên phải sang).
 

Nhưng quan trọng là sự nhiệt tình, trách nhiệm gắn bó với Hội và biết phương pháp vận động quần chúng, tổ chức được sức mạnh tổng hợp. Tôi tin rằng các đồng chí trong Ban Chấp hành mới sẽ làm được điều đó.

Thứ hai, về năng lực, trình độ, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và các chủ trương, đường lối chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ được cụ thể hóa và đưa vào thực tiễn.

Thứ ba, tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức, đặc biệt là của ngành nông nghiệp và những các bộ, ngành có liên quan.

"Tôi tin rằng, sau Đại hội, với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và điều lệ mới theo đúng quy định thì chúng ta có thể cụ thể hóa, chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt", ông Bái nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này ông Trần Kim Khoán, Phó Giám đốc Kỹ Thuật, Tổng công ty Sông Gianh khu vực miền Bắc cho biết, về dự Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam, tôi rất kỳ vọng, thứ nhất là Hội phải đổi mới lại, sắp xếp lại hệ thống tổ chức từ Trung ương xuống tỉnh xuống huyện. Những năm qua, chúng ta chưa chặt, chưa toát lên được vai trò của Hội Làm vườn, vị trí của Hội trong lòng hội viên, vị trí của Hội Làm vườn trong nền kinh tế chưa rõ nét lắm. 

5.JPG
 Ông Trần Kim Khoán, Phó Giám đốc Kỹ Thuật, Tổng công ty Sông Gianh, khu vực Miền Bắc (bên phải) trao đổi với phóng viên.
 

"Kỳ vọng, thống nhất lại, đoàn kết lại trong nội bộ Hội Làm vườn Việt Nam để đưa ngành làm vườn của Việt Nam lớn mạnh hơn, không những tự cấp, tự túc chỉ làm sạch nông sản, đảm bảo sức khỏe cho bản thân, mà phải xuất khẩu, đóng góp sản phẩm cho quốc gia. Sản phẩm của người làm vườn phải vươn ra thế giới bằng những công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch an toàn để tiến tới công nghệ 4.0 trong làm vườn", ông Khoán cho biết thêm.

Cần nâng tầm hoạt động

TS. Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh, mong muốn, Đại hội Hội Làm vườn Việt Nam kỳ này phải nâng tầm hoạt động của Hội lên để thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế VAC. Kinh tế VAC hiện nay của cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang là trọng điểm của kinh tế hộ gia đình. 

6.jpg
 TS. Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Hà Tĩnh (người bên phải).
 

Tôi kiến nghị, đề xuất HLV Việt Nam phải tham mưu, tư vấn như thế nào đó để Bộ Nông nghiệp và PTNT - cơ quan quản lý Nhà nước và chúng ta là thành viên của họ thì mình tham gia tư vấn được một chủ trương phát triển kinh tế vườn của Việt Nam mà nó trở thành một con đường nằm trong Nghị quyết để các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và thậm chí đến cấp xã phát huy được. Bây giờ nó chung chung nên còn nhiều khó khăn. 

3.jpg
 Ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La (bên phải) trao đổi với P.V bên lề Đại hội.
 

Ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội Ngành nghề Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Sơn La, cho biết, họp Ban Thường vụ tôi phát biểu, Đại hội này hết sức quan trọng đối với Hội cấp tỉnh. Nếu Trung ương mà đề ra các biện pháp về tổ chức, về nhân sự và đồng thời có phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tốt thì ở cấp địa phương chúng tôi cũng sẽ hoạt động tốt và bảo đảm sẽ tiếp tục duy trì mọi hoạt động tốt trong nhiệm kỳ tới.

Đầu tư nghiên cứu khoa học vào phát triển kinh tế vườn 

2.JPG

 Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch HLV Sóc Sơn, TP. Hà Nội trao đổi tại Đại hội (ảnh: Phạm Thủy).

 

Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch HLV huyện Sóc Sơn (Hà Nội) mong muốn, Ban chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII có chỉ đạo HLV các cấp chuyển giao khoa học công nghệ mới, áp dụng vào trong phát triển trang trại. Kiến nghị với các cấp lãnh đạo có chính sách đất để người làm vườn có điều kiện mở rộng diện tích đất phát triển trang trại. 

1.JPG

 Ông Đinh Thế Lượng, Phó Chủ tịch HLV tỉnh Ninh Bình (ảnh Phạm Thủy).

 

Trong khi đó, ông Đinh Thế Lượng, Phó Chủ tịch HLV tỉnh Ninh Bình kỳ vọng, ở nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành Hội Làm vườn tiếp tục tạo điều kiện và quan tâm nhiều hơn nữa đối với HLV các cấp để hội viên phát triển được kinh tế vườn, làm giàu từ những trang trại của mình. Xây dựng đội ngũ cán bộ HLV có tâm huyết để phát triển HLV các cấp cả về chất lượng và số lượng. 

Cần cách làm sáng tạo

Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch HLV Nghệ An, mong muốn trong nhiệm kỳ tới tiếp tục cũng cố và xây dựng tổ chức Hội từ Trung ương đến cơ sở. Cùng với đó, Hội cần có bộ tiêu chí vườn mẫu để các Hội cơ sở thực hiện. Đặc biệt, HLV các tỉnh phải luôn làm chủ được chuyên môn trong phát triển kinh tế vườn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất.

Thời gian tới, HLV các tỉnh nên nghiên cứu xây dựng chăn nuôi, sản xuất theo hướng sạch, phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng điểm du lịch trải nghiệm để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho bà con tốt hơn.

Còn ông Đặng Văn Tài, Phó Chủ tịch HLV Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, nhiệm kỳ này, HLV đã có nhiều sáng tạo, thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp hội viên các địa phương có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Thời gian tới, Hội cần quan tâm hơn nữa trong việc liên kết với khu vực và quốc tế để xuất khẩu hàng hoá. Kỳ vọng của hội viên là sản phẩm làm ra phải được chế biến sâu và tiêu thụ tốt.

 

 

 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top