Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2017 | 4:44

Lâm Đồng: Công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng tại tỉnh Phú Yên.

Phú Yên: Chấn chỉnh tồn tại trong quản lý rừng

Thông báo 443/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 6/9/2017, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng tại tỉnh Phú Yên. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã giao Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nghiêm túc tổ chức thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; chấn chỉnh, khắc phục xử lý những tồn tại, sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, nâng cao vai trò, trách nhiệm các đơn vị chức năng trong tỉnh; tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, có hình thức xử lý thích hợp đối với các tập thể, cá nhân có vi phạm theo đúng quy định.

Riêng dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City Việt Nam, yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiếp tục kiểm tra có kết luận rõ đúng sai về dư luận báo chí phản ảnh phá hàng trăm hecta rừng xây sân golf, khách sạn, resort nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định…). UBND tỉnh Phú Yên chủ động cung cấp thông tin về việc xử lý, tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương hiểu và ủng hộ; chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo, đài, tránh thông tin thất thiệt, phiến diện.

Đắk Lắk: Công ty chậm thu mua chuối khiến nông dân thiệt hại nặng

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ dân xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) đã trồng chuối xuất khẩu Nam Mỹ với tổng diện tích hơn 11 ha với hy vọng cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay chuối đã cho thu hoạch nhưng phía Công ty cổ phần đầu tư Chuối Việt ở TP.Hồ Chí Minh thu mua chậm, không đúng thời gian quy định dẫn đến chuối chín cây nhiều, khiến người trồng chuối chịu thiệt.

Nông dân thiệt hại nặng do công ty chậm thu mua

Trước tình trạng trên, bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn đã trao đổi trực tiếp qua điện thoại với đại diện lãnh đạo Công ty Chuối Việt để có phương án thu mua hợp lý nhất cho người dân. Theo đó, bên công ty đã đồng ý: chuối của bà con sẽ được thu mua 1 lần với giá 30% loại A và 70% loại B. Chuối chín công ty vẫn thu mua nhưng phải loại bỏ những quả bị nứt vỏ hoặc hư thối không sử dụng được, chỉ thu mua những quả chín còn nguyên vẹn.

Để tránh tình trạng chuối chín hàng loạt không tiêu thụ được, các hộ dân đành phải đồng ý với phương án nói trên. Tuy nhiên, việc thực hiện không đúng theo hợp đồng và cam kết khiến bà con rất bức xúc, tuyên bố sẽ không tiếp tục duy trì trồng loại cây này dù thời gian trồng và thu hoạch có thể kéo dài trong 5 năm.

Tìm hướng phát triển bền vững cho cây cà phê

 “Các giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả sản xuất trồng cà phê tái canh là sử dụng các loại giống cà phê mới cho năng suất, chất lượng cao đã được cấp thẩm quyền công nhận, áp dụng đồng bộ hệ thống giải pháp kỹ thuật tiên tiến như bón phân dựa vào độ phì đất, tưới nước tiết kiệm, áp dụng công nghệ bón phân qua hệ thống tưới”, Tiến sĩ Trương Hồng, Viện trưởng Viện WASI cho biết tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam” vừa diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Ông Bùi Văn Kịp, Giám đốc Bộ phận Kỹ thuật, Phát triển và Đăng ký sản phẩm nhánh Khoa học cây trồng, Bayer Việt Nam, cho biết được giới thiệu đến nông dân trồng cà phê ở Tây nguyên từ năm 2015, giải pháp đã được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận và triển khai hơn 1.000 mô hình cho bà con nông dân. Đến nay, MMC đã đạt kết quả ấn tượng như: giúp tăng năng suất cà phê hơn 23%, tiết kiệm lao động và đạt lợi nhuận trung bình tăng hơn 27% so với tập quán canh tác của bà con trước đây.

Theo ông Kohei Sakata, Tổng giám đốc Bayer Việt Nam, trong thời gian tới, Bayer Việt Nam sẽ nâng cấp mô hình MMC bằng cách đưa ra các sản phẩm mới để phát triển đầy đủ giải pháp trên cũng như phát triển thành viên CLB giúp nông dân biết và áp dụng các giải pháp MMC hiệu quả nhất.

Thực nghiệm tại vườn cây sau sự cố bón phân của Công ty Humic Quảng Ngãi

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có ý kiến đồng ý chủ trương mời Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh thực nghiệm tại vườn cây để tìm ra nguyên nhân gây cháy lá cây hồ tiêu của anh Ma Văn Phú (xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ) sau khi bón phân của Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi.

Sau khi sự cố xảy ra, Đoàn liên ngành 389 của tỉnh đã tiến hành lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm về 3 chỉ tiêu để phân tích chất lượng và định danh chất gây cháy. Kết quả kiểm nghiệm về 2 chỉ tiêu: chất hữu cơ là 28,5% (trên bao bì ghi 15%, tức tỷ lệ đạt 190% so với công bố ghi trên bao bì), đạm 3,47% (bao bì ghi 4%, tỷ lệ đạt 86,75% so với công bố ghi trên bao bì). Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật ở lĩnh vực này thì phân bón hữu cơ vi sinh Fitohoocmon XIII do Công ty Cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi sản xuất bán cho hộ gia đình anh Phú là không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Riêng đối với chỉ tiêu định danh thành phần gây cháy lá hồ tiêu, phía Trung tâm Dịch vụ phân tích đề nghị làm thực nghiệm trên vườn cây mới có thể tìm ra nguyên nhân.

Qua kết quả làm việc bước đầu, Công ty Humic Quảng Ngãi thống nhất với kết quả trên và đề nghị kiểm nghiệm lại mẫu phân bón lần 2 (theo quy định cho phép) và muốn hỗ trợ 70 triệu đồng bồi thường thiệt hại cho nông dân.

Lâm Đồng: Công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương vừa ban hành quyết định công nhận vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao Thái Phiên, thuộc phường 12, TP Đà Lạt. Đây là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Lâm Đồng.

Lâm Đồng hiện có hơn 50 nghìn ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 17% diện tích canh tác

Vùng nông nghiệp công nghệ cao Thái Phiên có tổng diện tích khoảng 150 ha. Đây là vùng chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hoa. Trong đó, chủ yếu là hoa cúc trồng trong nhà kính, với doanh thu bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm và các loại hoa khác, như lily, cát tường, đồng tiền… cùng một phần diện tích canh tác cây dược liệu atisô, các cơ sở sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hiện đại.

Lâm Đồng hiện có hơn 50 nghìn ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 17% diện tích canh tác, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của tỉnh đạt 150 triệu đồng/ha/năm. Nhiều mô hình sản xuất rau cao cấp đạt đến 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt rau thủy canh đạt từ 8 đến 9 tỷ đồng; hoa đạt đến 1,2 tỷ đồng.

Gia Lai: Khốn khổ vì hàng ngàn trụ tiêu bật gốc sau bão số 10

Do anh hưởng của bão nên tại huyện Đắk Đoa, Gia Lai có hàng ngàn trụ tiêu bật gốc, gãy đổ, nhiều hộ dân đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 5 nghìn trụ tiêu ở huyện này bật gốc, gãy đổ

Do ảnh hưởng của bão số 10 kèm theo mưa to, lốc xoáy đã khiến cho các xã Đắk Krông, Đắk Sơ Mei huyện Đắk Đoa bị thiệt hại năng nề. Theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 5 nghìn trụ tiêu ở huyện này bật gốc, gãy đổ.

Ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương kiểm tra, thống kê thiệt hại và sớm báo cáo về UBND tỉnh để có hướng xử lý khắc phục.

Đắk Nông: Sầu riêng giá kỷ lục, nông dân thu lãi cao

Theo đánh giá của ngành chức năng Đắk Nông, hiện tại đã cuối vụ thu hoạch sầu riêng ở tỉnh Đắk Nông nhưng với giá bán cao kỷ lục, mỗi ha lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù đã cuối vụ thu hoạch, nhưng nhiều điểm thu mua sầu riêng ở huyện Đăk Mil vẫn khá nhộn nhịp. Sầu riêng chủ yếu được thương lái đóng gói để chuyển đi tiêu thụ ở  các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ.

Hiện tại đã cuối vụ thu hoạch sầu riêng ở tỉnh Đắk Nông nhưng với giá bán cao kỷ lục, mỗi ha lợi nhuận hàng trăm triệu đồng

Theo ông Lê Văn Điệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Mil, địa phương hiện có khoảng 400 ha sầu riêng, chiếm gần một nửa tổng diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Nông. Sầu riêng chủ yếu được nông dân trồng xen trong vườn cà phê. Nếu trồng thuần, bình quân mỗi ha đạt năng suất từ 30 đến 40 tấn thì chỉ với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, mỗi ha sầu riêng đã cho thu nhập cả tỷ đồng.

Kon Tum: Điều tra vụ phá rừng dọc suối Giao

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, đã lập đoàn đi kiểm tra, xác định gỗ khai thác trái phép  ở khu vực dọc suối Giao (tiểu khu 132, thôn Đắk Tu, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei) do UBND xã Đắk Long quản lý.

Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện hơn 15,2m³ gỗ quy tròn các loại. Cơ quan chức năng nhận định, gỗ trên do người dân địa phương khai thác về làm nhà ở và đóng đồ dùng thiết yếu trong gia đình, không phải khai thác vì mục đích thương mại.

Hiện Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đang giao Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glei, UBND xã Đắk Long, Đồn Biên phòng Đắk Long tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng khai thác rừng trái phép./.

Quốc Hùng (tổng hợp)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top