Không biết từ bao giờ, nghề nướng cá đã hình thành tại xã Hộ Độ (Lộc Hà - Hà Tĩnh). Thế hệ này sang thế hệ khác, phụ nữ không đi học, không đi làm ăn xa thì ở nhà “chung thủy” với nghề này.
Chạy dọc Tỉnh lộ số 9, những chiếc lán dựng tạm cạnh quốc lộ với những lò than củi rực hồng từ sáng sớm. Bất kể ngày nắng, ngày mưa hay mưa phùn gió bấc, các hộ dân đang sinh sống tại làng cá nướng thuộc xã Hộ Độ lại bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng. Người lớn thì xuống cảng lấy cá về, trẻ nhỏ thì phụ giúp đơm củi, quạt bếp trước khi cắp sách đến trường. Đó là công việc mưu sinh cho một ngày mới bắt đầu của những người dân của làng nướng cá.
Nói là “làng nghề” cá nướng nhưng thực chất là người ta dựng những cái chòi nho nhỏ ven con đường Tỉnh lộ 9, đi qua cầu Hộ Độ chừng 50m. Mỗi chòi có một bếp than nướng khá đơn giản, chừng 3-4 nhân công một sạp cá, mỗi người một công đoạn, tất bật với công việc thường ngày.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề nướng cá, bà Phan Thị Nga tâm sự, ngày nào bà cũng dậy từ 5 giờ sáng để xuống cảng lấy cá, cô con gái lớn cũng thức dậy từ tinh mơ phụ giúp mẹ đốt củi rồi mới về đi học. Nghề nướng cá là nguồn thu chính cho gia đình và nuôi con ăn học. Trung bình mỗi ngày ở mỗi sạp cá tiêu thụ 350-400 con cá, thu hơn 1 triệu đồng/ ngày.
Theo kinh nghiệm của bà Nga, cá tại các lò nướng này, tiêu chí hàng đầu phải tươi ngon, sạch sẽ, chỉ nướng bằng than củi. Sau khi cá rã đông, người nướng mổ lấy sạch ruột, dùng dao rạch khắp thân để cá chín đều, thấu. Bếp than nướng cá rất đơn giản, dùng 3-5 thanh sắt nhỏ đặt lên hai viên gạch, cho than vào, nhóm lửa là có thể nướng cá cả ngày. Cá khi bắc lên bếp nướng không cho gia vị phụ phẩm, chỉ cần mổ bụng, làm ruột sạch rồi bắc lên bếp than, nướng đến khi thấy mỡ cá chảy ra, thân cá cháy sém, mùi thơm ngào ngạt là được.
“Để cá chín đều, thấu nục, người nướng phải liên tục trở đều tay. Cá sau khi nướng bán cho khách khi ăn phải có độ thơm, ngọt dai dai. Để nướng cá ngon, ai học nhanh cũng mất cả năm trời mới quen nghề. Nghề nướng cá đòi hỏi sự chịu khó, kiên trì, công việc tuy vất vả nhất là mùa Hè nhưng làm miết rồi cũng quen lại có thu nhập ổn định”, chị Phan ThịThu (thôn Vĩnh Hội) chia sẻ.
Ông Phan Đình Hinh, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ, cho biết, ở đây đa phần là người dân biển. Chồng, cha đi biển, còn phụ nữ ở nhà ngoài công việc đồng áng thì đây là một nghề để các hộ gia đình tăng thêm thu nhập. Hộ Độ hiện có hơn chục gia đình làm nghề này, trung bình một ngày thu lãi được hơn 1 triệu đồng/hộ. Ngoài nướng bán tại địa phương, bà con còn bán ở các chợ lân cận, đóng hộp, gửi theo xe khách đi vào Nam ra Bắc. Vào dịp lễ, Tết, đây là món quà quê được nhiều người ưa chuộng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.