Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 | 15:19

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra vụ phá rừng Sông Kôn

Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam đã đi kiểm tra vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn, địa bàn giáp ranh giữa xã Jơ Ngây và xã Tà Lu, thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 30/3, ông  Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn, địa bàn giáp ranh giữa xã Jơ Ngây và xã Tà Lu, thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
 
Nhiều gốc cây đường kính lớn ở rừng Sông Kôn bị đón hạ.
Nhiều gốc cây đường kính lớn ở rừng Sông Kôn bị đón hạ.

 

Sau buổi kiểm tra, ông Lê Trí Thanh đã có buổi việc với các lãnh đạo của UBND huyện Đông Giang, Nam Giang và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam.
 
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến nay, lực lượng kiểm lâm và các ngành chức năng đã tổ chức được 208 đợt tuần tra, kiểm soát lâm sản trái phép. Phát hiện 242 vụ vi phạm, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm gồm 306,335m3 gỗ quy tròn các loại.
 
Đặc biệt, ngày 15/3/2017, công an huyện Nam Giang bắt quả tang 6 đối tượng khai thác gỗ trái phép tại khu vực khe Bưa, xã Tà Pơơ (vùng giáp ranh giữa 3 xã Tà Pơơ, xã Zuooih, huyện Nam Giang và xã Lăng, huyện Tây Giang). Trong đó, đối tượng Tăng Tấn Dịp (37 tuổi, trú huyện Đại Lộc) chủ mưu, sau khi đồng bọn bị bắt, đối tượng này ra đầu thú cơ quan chức năng.
 
Theo ông Tuấn, báo cáo của Hạt kiểm lâm Đông Giang, Tây Giang trong tháng 8 và tháng 9 năm 2017, huyện Đông Giang thành lập tổ kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện. Sau đó, Tổ kiểm tra nắm được thông tin phản ánh của người dân về đối tượng Vũ Văn Trứng (người dân địa phương) có hành vi khai thác gỗ trái phép tại khu vực vùng giáp ranh địa bàn xã Jơ Ngây và xã Tà Lu huyện Đông Giang.
 
Qua theo dõi, ngày 8/3/2018, Công an huyện Đông Giang bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi khai thác gỗ trái phép là Vũ Văn Trứng và Vũ Văn Cưng, cả hai cùng trú Jơ Ngây, huyện Đông Giang.
 
Ngày 21 và 22/3, các ngành chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Khu vực xảy ra vi phạm thuộc khoảng 8,9,10,11 tiểu khu 41 xã Tà Lu; khoảng 1,3 Tiểu khu 140 Zà Hung, huyện Đông Giang.
 
Hiện trường có 33 gốc cây bị chặt hạ, trong đó, có 28 gốc thuộc địa bàn xã Tà Lu, 5 gốc thuộc địa bàn Zà Hung. Theo lâm phận quản lý: có 12 gốc thuộc UBND xã Tà Lu quản lý, 21 gốc thuộc lâm phận BQL rừng phòng hộ Sông Kôn, ước tính khối lượng gỗ thiệt hại là 45,5m3, gỗ từ nhóm III đến nhóm VII.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, triển khai kế hoạch 147 của UBND tỉnh, lực lượng Công an đã có kế hoạch đấu tranh có hiệu quả với các vụ phá rừng trên địa bàn. Các vụ phá rừng xảy ra ở Đông Giang và Nam Giang, Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Công an các địa phương khẩn trương điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định.
 
Theo Đại tá Dũng, thời gian tới, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục quán triệt Công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền cho quần chúng nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tàng trữ vũ khí để săn bắn trái phép; tăng cường phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
 
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, Quảng Nam là địa phương có địa hình hiểm trở, rừng núi nhiều trong khi lực lượng quản lý rừng ít, do đó các đơn vị, địa phương phải xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng là việc làm thường xuyên, liên tục, chứ không chỉ trong thời gian thực hiện Kế hoạch 147. Riêng vụ phá rừng mới phát hiện xảy ra tại xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, Công an tỉnh Quảng Nam cần vào cuộc cùng Công an huyện Nam Giang và chính quyền địa phương xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ phá rừng để từ đó xử lý đúng việc, đúng người, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao.
 
Cũng tại cuộc làm việc với các ngành, các địa phương Nam Giang và Đông Giang, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã kêu gọi các cơ quan báo chí và người dân tích cực tố giác các hành vi xâm hại rừng cũng như hiến kế trong việc quản lý, bảo vệ rừng, qua địa chỉ e-mail cá nhân: [email protected]
                                                            
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top