Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020 | 16:53

Lào Cai: Nhiều cá nhân, tập thể được nhận giải thưởng môi trường

Hôm nay (17/9), hưởng ứng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên toàn cầu: “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và trao giải thưởng môi trường năm 2020.

Trong buổi lễ phát động này, 15 đơn vị, cá nhân được nhận giải thưởng bảo vệ môi trường năm 2020 với nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, phân loại rác vô cơ và hữu cơ, xử lý chất thải trong sản xuất kinh doanh…

Đặc biệt là, Ủy ban MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã tiến hành ký cam kết “Cùng chung tay hành động giảm thiểu chất thải nhựa và túi ni lông” nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, không thải rác thải nhựa ra môi trường, tăng cường tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa... giảm thiểu tác hại, ảnh hưởng của chất thải rắn đặc biệt là rác thải nhựa, túi ni lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người.

 

ki-ket.JPG
 Lễ ký cam kết “Cùng chung tay hành động giảm thiểu chất thải nhựa và túi ni lông”.

 

Chương trình “Cùng hành động để thay đổi thế giới” nhằm kêu gọi các quốc gia cùng nhau hành động các hoạt động bảo vệ môi trường, thu gom, tái chế rác thải, từ chối sử dụng các sản phẩm nhựa để tạo nên một sự thay đổi lớn cho môi trường toàn cầu.

Để hưởng ứng Chiến dịch, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 01/9/2020 chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tham gia hưởng ứng sự kiện này dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Lào Cai là tỉnh đang phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại, du lịch. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp với nhiều loại hình sản xuất đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón, hóa chất... hàng năm phát sinh khoảng 6 triệu tấn chất thải rắn, bã thải Gyps; 17.500 triệu m3 khí thải; trên 1 triệu m3 nước thải.

Sản xuất nông nghiệp phát sinh khoảng 1,5 triệu tấn chất thải rắn, 3,3 triệu m3 nước thải chăn nuôi, 7.300 tấn vỏ bao bì các loại. Trong sinh hoạt phát sinh trên 143.000tấn CTR, 6 triệu m3 nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị. 

Với chủ trương: “Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và không thu hút đầu tư bằng mọi giá”, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Đề án số 10-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;  Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa; Chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh... 

Tỉnh đặc biệt chú trọng đến kiểm soát nguồn thải, đầu tư các hệ thống xử lý chất thải trong lĩnh vực công ích như: Nhà máy xử lý nước thải tại các khu đô thị - thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa; KCN Tằng Loỏng đầu tư 02 trạm xử lý nước thải có tổng công suất 5.000m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai với công suất 105 tấn rác/ngày đêm; 04 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, bảo Thắng, Bảo Yên; Quy hoạch và đầu tư các bãi chôn lấp rác, nghĩa trang cho các xã xây dựng nông thôn mới. 

Để kiểm soát nguồn thải, tỉnh đã đưa vào vận hành 01 trạm quan trắc tự động nước thải, 01 trạm quan trắc không khí xung quanh; yêu cầu nghiêm ngặt về BVMT của các dự án đầu tư có phát sinh nguồn thải lớn. Tỉnh đề xuất các Bộ ngành Trung ương có phương án thu phí BVMT đối với khí thải nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư theo phương châm “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Ngoài sự đầu tư từ nguồn ngân sách, các tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm cho xử lý môi trường, từng bước thay đổi công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, lắp đặt trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động truyền số liệu về sở TN&MT để giám sát.

 

trao-giai.JPG
Trao giải thưởng môi trường cho nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai 

 

Ông Lê Ngọc Dương, Phó Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường Lào Cai cho biết: “So với giai đoạn trước 2015, đến nay, các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý tăng từ 80% lên 95%; môi trường nông thôn có nhiều khởi sắc, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch nghĩa trang, đầu tư bãi chôn lấp rác thải, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh môi trường (nhà tắm, chuồng trại...); dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 85,7% lên 93%; hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 57,9% lên 74%; tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý triệt để tăng từ 80% lên 100%... Cơ sở hạ tầng về BVMT tại các khu, cụm công nghiệp và các đô thị đang được đầu tư đồng bộ; các cơ sở sản xuất có lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn. Các sự cố về môi trường được các cấp, các ngành tập trung xử lý, khắc phục kịp thời.

Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được xử lý triệt để như: ô nhiễm môi trường cục bộ tại KCN Tằng Loỏng do cộng hưởng nhiều nguồn thải; ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn các khu vực khai thác khoáng sản. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhất là khu vực nông thôn, vùng cao còn nhiều hạn chế. Bãi chôn lấp rác tại các xã chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh môi trường. Thiếu chính sách hỗ trợ thu gom xử lý rác thải khu vực nông thôn. Ý thức về bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân chưa tốt, còn xả rác thải bừa bãi.

Sự vào cuộc của chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thực sự quyết liệt, chưa thực hiện tốt các quy định của tỉnh trong việc quản lý chất thải rắn, còn thụ động trong việc giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại địa bàn quản lý, chưa có nhiềusáng kiến, mô hình và sự lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ môi trường. Vì vậy, rất cần sự chung tay vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cấp các ngành với nhiều hình thức để bảo vệ môi trường”.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top