UBND Tỉnh Lào Cai vừa thu hồi Giấy chứng nhận 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao gồm: Gạo Séng Cù Lương Sơn, thịt chua Trường Phát và dưa lưới.
UBND tỉnh Lào Cao cho biết nguyên nhân thu hồi là do cơ sở sản xuất, kinh doanh đã giải thể và không có kế hoạch sản xuất lại sản phẩm.
Cụ thể, sản phẩm gạo Séng Cù Lương Sơn của Hợp tác xã nông nghiệp Lương Hải (bản Lương Hải, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2020. Sản phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận do Hợp tác xã nông nghiệp Lương Hải đã giải thể từ ngày 24/9/2021 và dừng sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Sản phẩm thịt chua Trường Phát của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Xuyến (thôn Phú An 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2019.
Sản phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận do sơ sở đã dừng sản xuất và không có kế hoạch sản xuất lại sản phẩm thịt chua Trường Phát.
Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Gia Phú (thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2019.
Sản phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận do Hợp tác xã đã dừng sản xuất, kinh doanh sản phẩm dưa lưới và không có kế hoạch sản xuất lại sản phẩm này.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có tên nêu trên không được sử dụng giấy chứng nhận OCOP và in nhãn hiệu OCOP lên bao bì, nhãn mác sản phẩm kể từ ngày quyết định trên có hiệu lực.
Như vậy, tính đến hết năm 2021, Lào Cai có 120 sản phẩm OCOP cấp tỉnh với 24 sản phẩm đạt 4 sao, 96 sản phẩm đạt 3 sao.
Trước đó, trong tình trạng tương tự, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa thu hồi giấy chứng nhận 5 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó 4 sản phẩm bị “thẻ đỏ”, một sản phẩm khác tự xin ra khỏi sân chơi.
Qua đây, có thể thấy, việc thu hồi giấy chứng nhận là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, khi tham gia chương trình, nhiều cơ sở đã không thích nghi được, vận hành sản xuất không hiệu quả. Những cơ sở sản xuất này không có nhiều thông tin về thị trường, cũng không am tường việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Trong khi đó, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP khiến nhiều chủ thể OCOP phải “tự bơi”, do đó chưa đủ sức “đề kháng” để chống lại những biến động của thị trường.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng việc quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với đó, làm tốt công tác cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các sàn giao dịch điện tử. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các kênh truyền thông trong nước.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.