Hôm nay (30/9), tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991- 01/10/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất.
Đây là sự kiện chính trị quan trọng, ghi dấu tiến trình đổi mới và phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai từ khi chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Lào Cai mới những ngày đầu chia tách thuộc diện kém phát triển với 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia; 138/180 xã đặc biệt khó khăn (chiếm 76,6%); phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Hạ tầng giao thông rất khó khăn, 1/3 số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, từ trung tâm xã đến các thôn, bản hầu hết là đường mòn; từ tỉnh đến các huyện mặc dù đi được ô tô nhưng chất lượng đường rất xấu. Kinh tế vẫn mang nặng tính tự túc, tự cấp. Tình trạng du canh, du cư diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các huyện trong tỉnh; thiếu đói diễn ra thường xuyên, tỷ lệ hộ nghèo và rất nghèo trên 55%, vùng cao trên 90%.
Trình độ dân trí, văn hóa thấp, có tới 52% dân số các xã vùng cao mù chữ, nhiều người chưa nói được tiếng phổ thông; còn có 14 xã trắng về giáo dục, tỷ lệ huy động trẻ đến trường chỉ đạt khoảng 40%.
Nhiều xã số lượng đảng viên ít, chưa tổ chức được đảng bộ mà chủ yếu là chi bộ xã; nhiều thôn, bản chưa có đảng viên. Quan hệ với Trung Quốc chưa được bình thường hóa, tình hình biên giới diễn biến phức tạp, nhất là các hoạt động buôn lậu, xâm canh, xâm cư,...
Đến nay, từ một trong sáu tỉnh nghèo nhất cả nước, Lào Cai đã vươn lên thành tỉnh phát triển đứng trong tốp đầu của vùng Tây Bắc và trung du, miền núi phía Bắc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 1991 - 2020 đạt khoảng 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; quy mô nền kinh tế tăng nhanh; GRDP bình quân đầu người gấp hơn 100 lần; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gấp hơn 250 lần.
Ngành nông nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, từ chỗ chỉ có khoảng 1/3 đồng bào được ăn gạo vào năm 1991, đến nay đã đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và một phần cung cấp ra ngoài tỉnh, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng gấp gần 4 lần. Bước đầu đã phát huy và khai thác tốt lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai, điều kiện tự nhiên để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đặc hữu có giá trị kinh tế cao.
Công nghiệp, xuất - nhập khẩu, du lịch, dịch vụ có nhiều đột phá; nhiều dự án lớn, quan trọng, mang tầm quốc gia, quốc tế được hoàn thành đưa vào sử dụng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt trên 37.000 tỷ đồng, tăng gấp 680 lần, từng bước khẳng định là trung tâm luyện kim, hóa chất, phân bón của vùng và cả nước.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai hoạt động sôi động, thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí “mũi nhọn” của nền kinh tế. Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tăng gấp hàng trăm lần.
Du lịch từ chỗ mới có sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Sa Pa, nay được khai thác hiệu quả, thể hiện được sự đa dạng, phong phú, nét đặc trưng riêng biệt, độc đáo của Lào Cai (du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…). Số lượng khách và doanh thu du lịch tăng mạnh qua các năm. Kinh tế du lịch chiếm 15% tổng GRDP, đóng góp quan trọng, vững chắc vào sự phát triển chung của tỉnh. Dịch vụ logistic được hình thành, phát triển nhanh cùng với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại, ngân hàng, hệ thống siêu thị, mạng lưới chợ, khách sạn, nhà hàng phát triển. Vận tải hành khách công cộng thông suốt trong nội tỉnh cũng như liên tỉnh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, tương đối đồng bộ, mạng lưới đô thị phát triển nhanh chóng với 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Nhiều khu đô thị, nhà ở thương mại hiện đại được hình thành, trong đó điểm nhấn là việc hoàn thành khu đô thị hành chính mới Lào Cai - Cam Đường. Hệ thống giao thông được kết nối xuyên suốt (gồm có: đường bộ, đường sắt, đường thủy và tương lai gần là đường hàng không), hàng chục cây cầu hiện đại qua sông được xây dựng, đặc biệt là tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài nhất Việt Nam. Công trình được ví là trục “kinh tế xương sống” cho cả khu vực Tây Bắc.
Diện mạo khu vực nông thôn có nhiều khởi sắc, 100% số xã và 98% số thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 80% đường tới các thôn, bản được cứng hóa; 100% số xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 97% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 61/127 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới…
Chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được chú trọng. Một số chính sách đi trước hoặc thực hiện ở mức cao hơn so với quy định của Trung ương như: hỗ trợ cho học sinh bán trú; bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, xây dựng nhà ở cho người nghèo và người có thu nhập thấp… Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55% năm 1991 còn 8,2% năm 2020; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt; đến nay trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát.
Lào Cai là tỉnh đầu tiên tổ chức cắm mốc và hoàn thành phân giới cắm mốc sớm trên đất liền khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc (năm 2007). Tuyến biên giới giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam được đánh giá thực sự là biên giới điển hình trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vừa khẳng định được vai trò “phên dậu” của Tổ quốc.
Trong dịp lễ kỷ niệm, Lào Cai có 32 tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 05 tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; 74 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng"; 01 Huân chương Hồ Chí Minh, 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 04 Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì và hàng nghìn tập thể, cá nhân đã được khen thưởng Huân, Huy chương các loại và những phần thưởng cao quý khác để vinh danh, ghi nhận thành tích, công lao đóng góp của các cá nhân, tập thể đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.