Đó là một trong những nhiệm vụ trước mắt Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông ngiệp và PTNT) sẽ triển khai trong năm 2018 để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Thiên tai năm 2017 xảy ra liên tục với cường độ ở mức lịch sử trên khắp các vùng miền cả nước, cụ thể: có tới 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện, hình thành trên biển Đông, đặc biệt nghiêm trọng là hai cơn bão số 10 và số 12 với cường độ mạnh nhất trong nhiều năm đổ bộ vào Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng tại Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái vào đầu tháng 8 và giữa tháng 10; mưa lũ lớn tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào giữa tháng 10, trong đó lũ vượt lịch sử trên sông Hoàng Long (Ninh Bình) và hồ Hoà Bình lần đầu tiên phải mở 8 cửa xả đáy; lũ đặc biệt lớn xấp xỉ mức lịch sử từ 03-08/11 tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt trên sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên Huế), sông Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) và sông Vệ (tỉnh Quảng Ngãi),… Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích, 654 người bị thương,..., tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng.
Căn cứ nhận định tình hình thiên tai năm 2018 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và thực trạng công tác phòng chống thiên tai hiện nay, để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, Tổng cục Phòng chống thiên tai sẽ một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2018 và những năm tiếp theo.
Trước mắt 2018, để đối phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi: Triển khai di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ đặc biệt cao, đồng thời tăng cường hướng dẫn cho nhân dân, chính quyền địa phương các giải pháp ứng phó khi xảy ra mưa lớn. Tăng cường thông tin cảnh báo chi tiết hơn tới cấp xã cho các địa phương, đặc biệt ở các vùng có điều kiện địa hình, địa chất dễ xảy ra các thiên tai liên quan tới lũ, lũ quét, sạt lở đất. Năm 2018, triển khai lắp đặt thí điểm hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Yên Bái.
Đổi mới công tác truyền thông, đưa tin về công tác phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung xây dựng các bản tin kèm hình ảnh cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các cấp gió, bão và các giải pháp phù hợp với từng vùng để người dân biết, chủ động phòng, tránh. Triển khai công tác đào tạo, diễn tập để huy động lực lượng xung kích tại cơ sở trong công tác PCTT, trong đó nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ.
Tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống bão; rà soát, điểu chỉnh kế hoạch PCTT các cấp để đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đặc biệt tập trung đối tượng là cộng đồng dân cư hoạt động trên biển, khu vực ven biển nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, các cơ sở du lịch, tàu cá, tàu vận tải,…
Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du, ngay trước mùa mưa bão của từng vùng; các Bộ, địa phương rà soát công tác quản lý, vận hành hồ chứa, xây dựng các kịch bản vận hành, điều tiết liên hồ. Năm 2018, bổ sung xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và cập nhật tính toán điều hành liên hồ chứa trên trên lưu vực sông Hồng phục vụ chỉ đạo, điều hành. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
Về lâu dài, Tổng cục sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, phương án; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành PCTT; nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc; nâng cao năng lực ứng phó với bão mạnh, siêu bão, đặc biệt với khu vực ít xảy ra bão (như khu vực Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long); nâng cao năng lực ứng phó với lũ, úng ngập cho vùng hạ du sông lớn, vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung:giảm thiểu sạt lở khu vực ven sông, ven biển.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.