Sáng 8-3, ông Nguyến Hải Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, cho biết do có sự chuẩn bị trước nên đến nay, tất cả các chương trình của lễ hội đều bảo đảm đúng tiến độ đề ra. Về công tác lễ tân hậu cần, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã cam kết không tăng giá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm an ninh trật tự… Địa phương cũng đã có kế hoạch rất chi tiết và sẵn sàng cho ngày khai mạc lễ hội.
“Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 có khác so với các kỳ lễ hội trước. Địa phương đã kết hợp ba trong một. Tức tổ chức song hành với 3 chương trình lớn gồm: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4 - năm 2017. Lễ hội lần này không chỉ là sự kiện đơn thuần quảng bá cho cà phê Buôn Ma Thuột mà còn có sự tương tác, giới thiệu bản sắc riêng có của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; đồng thời là dịp để các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, tìm hiểu cơ hội đầu tư ở vùng đất Tây Nguyên giàu tiềm năng và đang trên đà phát triển. Đây là điểm khác biệt mà chúng tôi cho rằng là lớn nhất”, ông Ninh cho biết thêm.
Theo kế hoạch, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra từ ngày 8-3 đến 13-3-2017; lễ khai mạc diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 10-3-2017, và bế mạc vào lúc 20 giờ ngày 13-3-2017 tại Quảng trường 10-3, TP. Buôn Ma Thuột. Lễ khai mạc và bế mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình 5 tỉnh Tây Nguyên.
Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra tại Lễ hội
Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 có chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập”, với các nội dung chính: đêm hội diễn tấu Cồng chiêng Tây Nguyên; phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng; hội thi “Tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên”; triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Cà phê Buôn Ma Thuột và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”.
Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - phát huy bản sắc - liên kết phát triển”, lễ hội, liên hoan sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như lễ hội đường phố; hội thi nhà nông đua tài; lễ hội đua voi và thuyền độc mộc; thưởng thức cà phê miễn phí; phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng; hội thi “Tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên”; triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Cà phê Buôn Ma Thuột và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”… Đây cũng là dịp kỷ niệm 42 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột - Giải phóng tỉnh Đắk Lắk; đồng thời quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, nâng cao giá trị, vị thế ngành cà phê Đắk Lắk; quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk nhằm mời gọi, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên; được công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần bắt đầu từ năm 2005./.
Minh Tuấn – Anh Thi
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.