Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 14:45

Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương.

Ngày 25/3, TP. Đà Nẵng tổ chức lễ công bố Quyết định danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. 
 
Đón nhận Quyết định Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Đón nhận Quyết định Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức thường niên vào mỗi dịp 19/2 âm lịch (diễn ra trong 3 ngày từ 17 - 19/2) tại chùa Quán Thế Âm. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người, gồm cộng đồng phật tử theo đạo Phật, cộng đồng nhân dân địa phương, cùng đông đảo du khách trong và ngoài nước.
 
Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 02 phần: Lễ và hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn như lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan thế âm và dân tộc, lễ rước tượng Quan Âm. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế Xuân để cầu quốc thái dân an. 
 
Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú như: Hội hóa trang, hát tuồng, thi các môn: Thi pháp, tranh thủy mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước… 
 
Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

 

Vào năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận và xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia. Từ đó đến nay, hàng năm cứ đến mùa Xuân, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức quy mô, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức.
 
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho rằng: Bên cạnh khu di tích lịch sử K20, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là di sản vô giá mà thiên nhiên ưu ái cho quận Ngũ Hành Sơn, do vậy, địa phương cần đặc biệt quan tâm, quản lý tôn tạo, quy hoạch khu danh thắng, gắn với phát huy Di sản Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, đưa lễ hội thành sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh đặc trưng riêng có của địa phương.
 
Đề nghị chính quyền địa phương cần thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn để Ngũ Hành Sơn là điểm đến an toàn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.
 
Dịp này, UBND quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng cũng đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I.
 
UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I
UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I

 

Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Nghị quyết số 7 ngày 23/01/1997 của Chính phủ. Với đặc điểm thuận lợi về đất đai, thời tiết, quận Ngũ Hành Sơn có một vài trò quan trọng trong sự phát triển của TP. Đà Nẵng, nhất là về thương mại, dịch vụ và du lịch. 
 
Qua 24 năm xây dựng và phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần người dân được nâng cao. Ngày 12/3/2021, quận Ngũ Hành Sơn chính thức được Bộ Nội vụ điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính từ loại II lên loại I.
 
 
 
Hải Yến - CTV
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top