Dù là người giới thiệu hay người được giới thiệu thì hãy “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết”.
Tại Hội nghị cán cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị tổ chức ngày hôm qua 23/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở của mình khi nói đến công tác nhân sự khóa mới. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã nhắc đến mối tương quan giữa “Tâm” và “Tài” trong lựa chọn cán bộ, nhắc đến phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống với hiệu quả công tác…
Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, hơn một lần, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Dù là người giới thiệu hay người được giới thiệu thì hãy “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết”.
Lựa chọn nhân sự khóa mới: Hãy đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trênNhắc đến cụm từ trên trong bối cảnh đất nước đang trải qua những ngày tháng cực kỳ khó khăn, thử thách khi phải đối diện với đại dịch toàn cầu, mới càng thấm thía: Nếu không đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết, thì liệu, chúng ta có được sự đồng lòng, nhất trí và tin tưởng của toàn dân hay không?
Và càng thấm thía hơn khi những cụm từ trên được nhắc tới trong bối cảnh diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các cựu quan chức từng là Ủy viên Trung ương, từng là Bộ trưởng nhưng đã nhận hối lộ hàng triệu đô la Mỹ, trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” mà vẫn có cán bộ tìm cách “chấm mút” để vun vén lợi ích cá nhân.
Hơn 4 năm qua, kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, nhiều đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, gồm cả Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang… Trong số đó, bao nhiêu người đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc?
Tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền bạc, của cải vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện, học tập thì rất dễ bị thoái hóa, biến chất.
Còn đầu năm nay, trong cuộc gặp mặt với các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho khóa tới, sao cho thật hiệu quả để giữ được đoàn kết, phát huy được vai trò tập thể- một tập thể ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Tổng Bí thư nói “Không phải "cua cậy càng", "cá cậy vây", anh nào biết anh nấy. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, của đất nước, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, cá nhân mỗi con người không là cái gì cả".
Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, biết hy sinh lợi ích cá nhân và lòng tham quyền lực. Phẩm chất ấy của người cộng sản luôn đúng với ngày hôm qua và ngày hôm nay. Và càng có ý nghĩa quan trọng khi người cộng sản đó giữ vai trò lãnh đạo.
Bởi vậy, trong lựa chọn nhân sự khóa mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước một mặt nhấn mạnh tính toàn diện như phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng… song ông cũng trích dẫn truyện Kiều để mọi người suy ngẫm: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài; Có tài mà cậy chi tài”.
Trên tinh thần này, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác nhân sự tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, nhất quán, bảo đảm sự công tâm, thật sự công bằng, trong sáng, khách quan. Đặc biệt, phải có con mắt tinh đời trong việc giới thiệu, đánh giá, lựa chọn, lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là hiệu quả công tác, uy tín của bản thân và gia đình để làm thước đo chủ yếu, không để bị đánh lừa bởi những động tác giả, thành tích giả.
Những trăn trở, suy nghĩ của người đứng đầu Đảng, Nhà nước trước thềm nhiệm kỳ mới đặt lên vai mỗi tổ chức, cá nhân một trách nhiệm nặng nề trong việc lựa chọn nhân sự. Dù có nhiều tiêu chuẩn để lựa chọn nhưng nhất định, tiêu chuẩn trước hết vẫn là "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc" lên trên hết./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.