Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 19 tháng 7 năm 2020 | 10:45

Lụa Hà Đông: Giữ mãi nét đẹp làng nghề ngàn năm tuổi của Hà Nội

Cùng với chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông vẫn giữ mãi nét đẹp ngàn năm tuổi của nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Bà Nguyễn Thị Tâm, chủ Cơ sở Lụa tơ tằm Triệu Văn Mão, số 10 Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội), cho biết, bà là đời thứ 3 làm nghề dệt lụa ở Hà Đông, do bố mẹ và cha ông truyền lại.

img_2455.JPG
Khách đến mua áo dài tại cơ sở của bà Tâm

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và những đổi thay của Thủ đô Hà Nội thời mở cửa, nhưng tại số 10 Vạn Phúc, gia đình chúng tôi vẫn duy trì cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm lụa Hà Đông. 

Ngoài ra, cơ sở còn may áo dài, quần áo, váy, phụ kiện thời trang (các loại khăn quàng) cho cả người lớn và trẻ em bằng lụa tơ tằm, bán buôn, bán lẻ cho khách trong nước và quốc tế….

Dệt lụa bằng khung cửi, đủ để cung cấp vải và may quần áo cho cửa hàng. Tơ tằm được nhập từ vùng trồng dâu nuôi tằm ở Vĩnh Phúc và Lâm Đồng.

Những kỷ niệm đáng nhớ và rất tự hào trong cuộc đời làm nghề của tôi là, năm 2003 được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm cở sở sản xuất của gia đình. Năm 2007 – 2008, được nhận đơn hàng phục chế 17 bộ áo dài theo kiểu Cung đình Huế dưới Triều Nguyễn.

Vào dịp lễ, Tết, các đơn vị đến đặt hàng quần áo, vải lụa… làm quà tặng khá nhiều, lụa tơ tằm Việt Nam nổi tiếng khắp năm châu từ bao đời nay. Bạn bè quốc tế đến thăm Hà Nội, đã tìm mua được lụa Hà Đông chính hãng tại cơ sở của chúng tôi.

“Tuy nhiên, điều mà tôi chưa hài lòng là, gần đây gia đình đã tham gia sản phẩm OCOP, nhưng được đánh giá chưa phù hợp, vì trong tiêu chí yêu cầu sản phẩm phải kết nối với vùng sản xuất, và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trong khi làng nghề của chúng tôi ở giữa Thủ đô Hà Nội, lấy đâu ra đất để trồng dâu?

Đây là những tiêu chí chưa sát sao với một làng nghề cổ truyền hàng ngàn năm tuổi, nhiều chi tiết phải làm thủ công, và sử dụng nguyên liệu hữu cơ, không phải là sản phẩm công nghiệp”- bà Tâm cho biết thêm.  

Chị H., phụ nữ trung tuổi ở quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết, tôi và các bạn thường rủ nhau tới đây mua áo dài, quần áo thời trang, váy bằng lụa tơ tằm. 

img_24491.JPG
 Khách hàng chọn mua quần áo thời trang tại cửa hàng số 10 Vạn Phúc

Do loại vải này rất nhẹ, mềm mại và thoáng mát, màu sắc, vân hoa trang nhã, phù hợp với mọi lứa tuổi. Mặt khác, vải tơ tằm còn ngăn được tia cực tím.

Hoặc vua chúa ngày xưa, khi lâm chung cũng được bọc trong lụa tơ tằm để chôn cất, do chất liệu của tơ tằm thuần thiên nhiên, rất tốt cho sức khoẻ và sức chống chịu của môi trường. Vì vậy, các sản phẩm từ lụa tơ tằm vẫn luôn được khách quốc tế và trong nước lựa chọn.

“Giá cả tuỳ từng loại, từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/sản phẩm, hoặc có chiếc áo dài lên tới cả chục triệu, vài chục triệu đồng là chuyện thường”, chị H. cho biết thêm

 

 

 

 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top