Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 6 năm 2022 | 22:12

Lúa ma xâm hại gần 1.800 ha ở miền Bắc

Không chỉ Hà Nam, lúa ma còn xuất hiện tại nhiều tỉnh thành miền Bắc với tổng diện tích bị thiệt hại gần 1.800 ha, theo Cục Bảo vệ thực vật.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết vụ đông xuân (gieo cấy tháng 10, thu hoạch cuối tháng 4) vừa qua lúa ma đã lan rộng ở hàng chục tỉnh thành. Hiện Cục chưa công bố tỷ lệ thiệt hại cụ thể.

Riêng tại Nam Định, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật cho biết diện tích nhiễm lúa ma là 303 ha, trong đó nhiễm nặng 29,5 ha, mất trắng 4,5 ha, gấp hai lần so với vụ trước. Đây là nguồn tích lũy lan truyền và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng trong vụ mùa năm nay (cấy tháng 5, thu hoạch tháng 11).

Hiện, đã xuất hiện một số vùng nhiễm lúa ma không cho thu hoạch, trong đó hơn 70% tại xã Nam Thái, huyện Nam Trực và xã Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng. Người dân được yêu cầu cày vùi dập toàn bộ để tránh phát tán nguồn bệnh.

Lúa ma được phát hiện từ huyện Yên Khánh, Ninh Bình, vào năm 2018, đến nay đã lây lan hầu hết huyện, thành phố trong tỉnh. Thống kê của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, năm 2020 diện tích tích nhiễm là 380 ha; năm 2021 là hơn 730 ha, đến vụ đông xuân 2021-2022 tăng lên hơn 1.220 ha.

Trong đó, 407 ha nhiễm nặng, buộc tiêu hủy 28 ha, tập trung ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư... Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật đánh giá lúa ma gây hại không kém bất cứ loại dịch nào, nếu không xử lý triệt để có thể lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

 

Nông dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nhổ bỏ lúa ma. Ảnh: Phạm Chiểu

Nông dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, nhổ bỏ lúa ma. Ảnh: Phạm Chiểu

 

Tại Thái Bình, lúa ma đầu tiên xuất hiện năm 2018 ở huyện Kiến Xương. Ban đầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chỉ nghi ngờ, đến cuối năm 2020 khi Viện Bảo vệ thực vật về lấy mẫu giám định thì mới chắc chắn. Đến vụ xuân năm 2021, giống lúa này xuất hiện tại 10 xã trong huyện với diện tích 29 ha, trong đó có hơn 10 ha phải gieo cấy lại bằng máy cấy, cấy tay.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Trạm trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Kiến Xương, cho biết trạm đã hướng dẫn nông dân nhổ bỏ lúa ma từ lúc gieo sạ, nhưng không thể làm xuể. Loại hạt có râu, chiều cao vượt trội dễ phát hiện, nhưng có loại thấp như lúa thường. Do đó, với những diện tích nhiễm từ 60% trở lên, huyện Kiến Xương yêu cầu nông dân cắt bỏ toàn bộ.

Tại Hà Nam, lúa ma xuất hiện khoảng 5 năm nay, phát triển mạnh trong 3 năm. Vụ vừa qua, toàn tỉnh có gần 220 ha bị nhiễm, một số diện tích thất thu hoàn toàn. Trong đó, huyện Thanh Liêm bị nặng nhất với 107 ha.

 

Những hạt lúa ma rơi rụng dưới mặt ruộng, chờ phát tác vào mùa sau. Ảnh: Phạm Chiểu

Những hạt lúa ma rơi rụng dưới mặt ruộng, chờ sinh trưởng vào mùa sau. Ảnh: Phạm Chiểu

 

Lúa ma, hay còn gọi là lúa cỏ, lúa trời, lúa hoang, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa thường. Ở giai đoạn đầu, lúa này phát triển mạnh hơn nên cạnh tranh dinh dưỡng với lúa thường. Với đặc điểm dễ rụng hạt, lúa ma dễ phát tán trên đồng ruộng, tồn tại sang các vụ tiếp theo. Hạt lúa có sức sống mạnh, sau khi rụng xuống nếu gặp điều kiện thuận lợi thì nẩy mầm luôn, nếu gặp bất lợi thì ngủ và duy trì sức nảy mầm trong vài năm.

Viện Bảo vệ thực vật khuyến cáo, để hạn chế lúa ma phát triển cần sử dụng hạt giống sạch, luân canh lúa với cây trồng khác như đậu tương, cấy theo hàng thay vì gieo sạ giúp dễ nhận biết khi mọc để nhổ bỏ. Nông dân cần làm đất sớm sau khi thu hoạch để lúa ma nảy mầm rồi nhổ bỏ...

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top