Sáng nay (15/11), với 431/447 đại biểu tán thành, chiếm 87,78% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lâm nghiệp.
Về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng (Điều 23), một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ cụm từ "ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng" tại khoản 3 Điều 26 của Dự thảo Luật đã trình Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, ý kiến đại biểu Quốc hội là hợp lý. Tuy nhiên, việc thu hồi rừng phải gắn với thu hồi đất, trong khi Luật Đất đai (khoản 3 Điều 66) quy định việc thu hồi đất trong trường hợp có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi để giảm bớt thủ tục hành chính. Vì vậy, để thẩm quyền này đồng bộ với quy định của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi rừng, đề nghị Quốc hội cho thể hiện quy định này như Dự thảo Luật.
Về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương VIII), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định cộng đồng dân cư thôn, bản, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây bản địa, được khai thác gỗ thương mại theo quy ước, hương ước, được phát triển sản xuất nông lâm kết hợp, hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên được Nhà nước giao. Tiếp thu các ý kiến trên, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định làm rõ các nội dung này như tại khoản 2, 4, 5 và 8 Điều 73; khoản 4 Điều 74; điểm c, d, khoản 2 Điều 75, điểm c, khoản 2 Điều 76; mục 4 Chương VIII; còn việc đảm bảo kinh phí bảo vệ rừng thực hiện theo quy định về nhiệm vụ chi NSNN quy định tại Điều 93.
Về quản lý nhà nước về lâm nghiệp (Chương XI), một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định trong Dự thảo Luật về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp; cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm; đề nghị làm rõ địa vị pháp lý của kiểm lâm vì họ thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm để bảo vệ rừng.
Nhất trí cao với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp với 447 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, bằng 91,04% tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả biểu quyết: có 431 đại biểu tán thành, chiếm 87,78% tổng số đại biểu Quốc hội; 16 đại biểu không tán thành, chiếm 3,26%.
Luật gồm 12 chương, 108 Điều, tăng 11 Điều so với Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, Luật Lâm nghiệp quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; chế biến thương mại, lâm sản; quyền và nghĩa vụ cùa chủ rừng; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm.
Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
D.T
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.