Mật danh HP60 - tổ chức tiền thân của Sở NN-PTNT Quảng Ngãi
Ban Sản xuất tỉnh Quảng Ngãi (mật danh là HP60) là tổ chức tiền thân của Sở NN-PTNT ngày nay…
Ngày 18/8, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ban Sản xuất tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (16/8/1968 – 16/8/2018).
Đây là dịp để ôn lại những chặng đường đã qua, tri ân các lớp thế hệ cha anh đi trước và cùng nhau hướng tới tương lai, nối tiếp những thành tựu toàn ngành đã đạt được, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ SX, dân sinh thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX.
Trong diễn văn khai mạc, ông Dương Văn Tô, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi ôn lại: Năm 1967, Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Tiểu ban NN thuộc Ban Kinh tài gồm 7 người (có Trưởng ban và 6 cán bộ), với 02 nhiệm vụ chính: Chỉ đạo mọi mặt SX NN, đặc biệt là vùng mới giải phóng và vùng tranh chấp sớm khôi phục và ổn định SX nhằm giành dân, giữ dân, góp phần làm thất bại việc “Bình định nông thôn” của địch; Củng cố, mở rộng các cơ sở SX hiện có, mở thêm các cơ sở mới với yêu cầu tăng nhanh sản lượng các loại lương thực, trong đó trồng nhiều khoai mỳ với mục đích “dự trữ dưới đất” để phục vụ tại chỗ khi cần đã được tính đến. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn ác liệt, Tiểu ban đã hoạt động tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 thắng lợi, vùng nông thôn giải phóng mở ra rộng hơn, tranh chấp giữa ta và địch ở các khu vực này ngày càng quyết liệt. Việc đáp ứng nhu cầu cho chiến tranh ngày càng nhiều, đòi hỏi cần phải có một cơ quan công tác chuyên về NN và nông thôn.
Trong bối cảnh đó, ngày 16/8/1968, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định thành lập Ban Sản xuất tỉnh Quảng Ngãi (mật danh là HP60) là tổ chức tiền thân của Sở NN-PTNT ngày nay. Từ đây, những nhiệm vụ tỉnh giao cho Ban Sản xuất càng nặng nề hơn, trách nhiệm với Đảng, với nhân dân, với cách mạng càng lớn hơn.
Sự ra đời Ban Sản xuất đúng vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân cả nước nói chung và của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng chuyển sang giai đoạn mới.
Bằng mọi cách giữ vững và phát triển SX, Ban Sản xuất đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, huy động hệ thống chính trị (Hội nông dân giải phóng, Hội phụ nữ giải phóng,…) vận động nông dân chống địch cày ủi ruộng vườn, chống rải chất độc hóa học phá hoại hoa màu. Tổ chức cho nông dân phá ấp chiến lược, đòi về làng cũ làm ăn. Tích cực tổ chức làm thủy lợi chống hạn, luân canh gối vụ phát triển SX giải quyết lương thực tại chỗ để giữ dân.
Vận động nhân dân các dân tộc, các cơ quan, đơn vị quân đội trồng thật nhiều lương thực, rau màu ngắn ngày để tự túc tại chỗ, cung cấp cho phía trước, nhiệm vụ này giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quán triệt tinh thần chỉ đạo của tỉnh qua diễn biến từng thời kỳ chiến tranh, chúng ta đã kịp thời tham mưu nhiều chủ trương biện pháp cụ thể về “Tam nông” (Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn) đem lại kết quả lớn và được đánh giá cao.
Mặc dù địch đánh phá rất ác liệt bằng phi pháo, bằng trực thăng, bằng B52 ném bom rải thảm và bằng cả rải chất độc hóa học, nhưng SX vẫn được giữ vững, đồng bào các dân tộc SX không những đủ lương thực cho bản thân, mà còn góp phần không nhỏ cho kháng chiến. Các cơ quan dù liên tục di chuyển chỗ ở, phải cơ động trong công tác để giữ bí mật, nhưng khi đến địa điểm mới đều bắt tay vào SX với khẩu hiệu “Bốn mùa trồng cây, quanh năm thu hoạch”.
Tranh thủ thời cơ, chúng ta đã cử nhiều cán bộ trực tiếp tới các huyện cùng địa phương tập trung chỉ đạo phát triển SX, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích gieo trồng. Hàng năm, Ban Sản xuất tỉnh tổ chức các hội nghị tổng kết SX, đánh giá kết quả thực hiện, giao chỉ tiêu kế hoạch năm sau, kèm theo là những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể cho từng huyện, từng vùng. Cán bộ tỉnh được phân công cùng cán bộ huyện về tổ chức triển khai xuống các xã giải phóng và vùng của ta làm chủ, để thực hiện.
Biện pháp thủy lợi được đặt lên hàng đầu, trước tiên là chỉ đạo khôi phục 8 bờ xe nước ven sông Trà, 3 bờ xe nước ở huyện Tư Nghĩa và 3 bờ xe nước ở huyện Nghĩa Hành.
Đặc biệt, đã tổ chức cho quần chúng Nghĩa Hành đấu tranh hợp pháp quyết liệt, ngăn chặn thành công, không cho địch phá đập bổi Bến Thóc trên Sông Vệ.
Lần đầu tiên tỉnh đã dùng ngân sách hỗ trợ các địa phương để làm bờ xe nước, mua máy bơm nước cỡ lớn như máy GMC, máy F10 và các máy nhỏ chạy xăng khác (mỗi máy lớn có giá từ 5 đến 7 cây vàng).
Việc nạo vét kênh mương, đắp đập bổi được thực hiện thường xuyên, hàng năm nên việc gieo trồng đúng lịch thời vụ, mùa màng đảm bảo năng suất.
Trong các hội nghị sản xuất từ tỉnh, huyện, xã đã bắt đầu bàn đến các biện pháp thâm canh cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đối với cây lúa như phân bón, giống mới và bảo vệ thực vật.
Việc khôi phục đàn gia súc, chủ yếu là trâu, bò cày kéo cũng như việc tiêm phòng dịch, dập dịch cho các vật nuôi đã được tiến hành kịp thời đảm bảo sức kéo cho sản xuất. Đã có nhiều kỹ sư trồng trọt, chân nuôi, bác sĩ thú y anh dũng hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.
Năm 1972, Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho ngành tổ chức khai thác gỗ quý hiếm gửi ra Bắc để xây dựng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Ba Tấn phó Ban cùng các cán bộ đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này, số gỗ quý đã khai thác và vận chuyển ra Bắc kịp thời, góp phần đảm bảo việc xây dựng lăng Bác Hồ đúng tiến độ, được Tỉnh ủy biểu dương.
Tiểu ban ngư diêm nghiệp đã bám sát vận động nhân dân các xã vùng ven biển SX muối, sau đó chính họ đã tổ chức đường dây vượt qua hàng rào kiểm soát nghiêm ngặt của địch đưa muối cung cấp cho vùng căn cứ.
Thực hiện phương châm “Hai chân ba mũi giáp công” ta tổ chức rất nhiều cuộc đưa dân đi biểu tình đòi chính quyền Mỹ ngụy phải để nông dân đắp đập, đào kênh mương tưới tiêu. Vận động binh sĩ Sài Gòn không đi càn quét đốt phá xóm làng, giết hại trâu bò của dân. Ta còn xây dựng cơ sở cách mạng ngay trong Ty Thủy nông Quảng Ngãi làm nội ứng đòi được đắp đập thời vụ Sa Hầu (Đức Phổ), đòi để dân trùng tu đập Bến Thóc (Mộ Đức) và đập ngăn mặn Phổ An (Đức Phổ).
Giai đoạn sau ngày giải phóng Quảng Ngãi (24/3/1975), ngay sau khi tỉnh Quảng Ngãi được giải phóng, Bộ phận tiếp quản của Ban Sản xuất gấp rút được thành lập và tiếp quản một số cơ sở như: Ty Canh nông (số 191 Hùng Vương bây giờ), nay là Chi cục PTNN; Ty Lâm súc (số 182 Hùng Vương), nay là Sở NN-PTNN…
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 30/6/1975, chấp hành Chỉ thị của TW Đảng và Chính phủ, Tỉnh thành lập các cơ quan chuyên môn mới theo mô hình chính quyền hiện tại của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ đây vai trò, chức năng và nhiệm vụ lịch sử của “Ban Sản xuất” tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Tất cả chức năng, nhiệm vụ, tài sản và các “chiến lợi phẩm” được bàn giao đầy đủ cho các cơ quan mới.
Với hai nhiệm vụ do Tỉnh ủy giao cho Ban Sản xuất từ ngày thành lập 16/8/1968 đến 30/6/1975 (ngày bàn giao cho các cơ quan mới), toàn thể cán bộ, công nhân viên của Ban đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ đã hoàn thành xuất sắt mọi nhiệm vụ mà Đảng bộ tin tưởng giao phó.
Đặc biệt, từ năm 1975 đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết giống bò của tỉnh là giống bò vàng địa phương với tầm vóc nhỏ bé, tăng trọng chậm. Từ năm 1994, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, công tác khuyến nông cải tạo đàn bò được triển khai thực hiện. Đến nay, tỷ lệ bò lai trên địa bàn tỉnh đạt 65,7% so với tổng đàn bò.
Đối với chăn nuôi lợn, từng bước đã làm thay đổi tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc các huyện miền núi từ chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt và cải tạo đàn lợn cỏ trong dân bằng giống móng cái, thay dần đàn lợn cỏ thoái hóa, năng suất thấp. Phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường; đã thực hiện lai tạo và đưa các giống lợn lai cho năng suất, chất lượng cao và được người chăn nuôi ưa chuộng.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm có tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5/năm (năm 1989 sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 17.394 tấn, năm 2017 là 77.468 tấn, tăng 60.074 tấn, gấp 4,5lần).
“Trải qua 50 năm kể từ ngày thành lập Ban Sản xuất – tổ chức tiền thân của Sở NN-PTNT, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi có những bước thăng trầm theo dòng chảy lịch sử. Tuy nhiên, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, nông nghiệp Quảng Ngãi vẫn luôn giành được nhiều thành tựu to lớn, làm tròn vai trò nền tảng, trụ đỡ cho kinh tế tỉnh nhà phát triển”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ đánh giá.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.