Suốt tuần qua, mưa lớn kéo dài, nhiễm mặn, tại các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, nhiều diện tích rau màu bị thiệt hại nặng, giá rau tăng cao.
Nghệ An: Giá rau tăng chóng mặt
Vùng bãi ngang huyện Quỳnh Lưu được xem là “vựa” rau của tỉnh Nghệ An, song, mấy ngày qua mưa lớn đã nhấn chìm hàng trăm hecta, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nơi đây; do nguồn cung khan hiếm nên giá rau tăng cao. Nếu như tuần trước giá hành mua tại ruộng chỉ 28.000đồng/kg, nay tăng lên 32.000đồng/kg; mướp đắng 15.000 - 18.000 đồng/kg; cải ngọt: 10.000 - 12.000đồng/kg; xà lách 25.000 đồng /kg…Nhìn chung, tất cả các loại rau đều tăng gấp 2, 3 lần so tuần trước. Thương lái phải tìm đến những vùng đất cao, không bị mưa làm ảnh hưởng để mua rau cung ứng cho thị trường, nhưng vẫn không đủ.
Bà con tranh thủ thu hoạch rau khi trời vừa ngớt mưa.
Bình thường, Quỳnh Lưu là một trong những địa phương cung cấp rau số lượng lớn cho TP. Vinh, nhưng nay các sạp rau ở thành phố, nhiều quầy thiếu rau xanh phục vụ người tiêu dùng. “Chúng tôi phải dậy từ 4h sáng, đến những địa bàn không bị ảnh hưởng mưa như: Quỳnh Tân, Quỳnh Văn để mua hàng tấn rau xanh tập kết về nơi quy định, sau đó nhanh chóng chuyển đến các mối hàng bán lẻ tại địa phương và TP. Vinh” - nhiều thương lái cho biết.
Mưa lớn không những làm thiệt hại 150ha rau ở Quỳnh Lưu mà còn phá hoại hoa màu, đã có 10ha ngô mới gieo, 3ha dưa chuột sắp leo giàn, ngập chìm trong nước. Ước tính 1 sào ngô chi phí trên 1 triệu đồng, nếu khôg bị ảnh hưởng thiên tai sẽ cho thu hoạch 9-10 triệu đồng/sào. Hiện, toàn huyện Quỳnh Lưu đã gieo trồng trên 1.000ha cây vụ đông, do mưa nhiều nên đã có khoảng 130ha ngô bị ngập, nếu mưa không ngớt sẽ mất trắng.
Quảng Bình: Nhiễm mặn - Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn thiệt hại nặng
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 vừa qua, khiến nước biển dâng cao, làm ảnh hưởng trên 3.000ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc 2 địa phương, huyện Quảng Trạch và Thị xã Ba Đồn. Để giúp bà con đảm bảo sản xuất nông nghiệp kịp thời vụ và ổn định lâu dài, lãnh đạo các địa phương đã đo độ mặn và xây dựng kế hoạch khử chua, thau mặn.
Chuối trong vườn đổ rạp vì phải ngâm nước mặn nhiều ngày
Theo đó, hầu hết đất nông nghiệp nhiễm mặn của Quảng Trạch đều tập trung tại các xã ven sông Gianh: Quảng Thanh, Quảng Trường, Quảng Phương…; hoặc ven sông Roòn: Quảng Phú, Quảng Châu, Quảng Tùng… Thiệt hại nặng nhất là Quảng Thanh, toàn xã có 135/152,52ha đất rau và đất vườn bị nhiễm mặn lâu ngày, cây vàng lá, chết dần, ngoài ra còn thiệt hại 1,5ha rau màu; dự kiến, vụ đông – xuân năm 2017- 2018 Quảng Thanh sẽ thất thu rất nhiều.
Trưởng phòng NN và PTNT huyện Quảng Trạch, ông Trần Văn Định, cho biết: “Diện tích đất nông nghiệp nhiễm mặn toàn huyện khoảng 1.500ha, thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo bà con cày bừa sớm, đồng thời, cho nước ngọt vào diện tích ngập mặn để thau chua, rửa mặn và khuyến cáo người dân bón vôi bột trước khi làm đất để đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt”.
Thị xã Ba Đồn có 1.539,47 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Trong đó, diện tích sản xuất rau và đất vườn 266,24ha; độ mặn đo được trên ruộng rất cao.
Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Ba Đồn, ông Nguyễn Văn Khánh, cho biết: “Trước mắt, thị xã chỉ đạo nhân dân các địa phương có đất sản xuất bị nhiễm mặn tháo nước ra khỏi ruộng để chờ trời mưa. Khi có mưa, sẽ tiến hành thau rửa theo quy trình. Nếu không có mưa, sẽ cho bơm nước, hoặc tháo nước ở các hồ chứa để thau rửa. Đạt mức độ mặn dưới 3o/oo, chúng tôi sẽ đề nghị chính quyền cấp kinh phí để hỗ trợ bà con mua vôi bột”
Dương An Như
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.