Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020 | 21:45

Miền Trung: Tích cực kết nối cung cầu nông sản, hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Các tỉnh miền Trung đang tích cực kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Hà Tĩnh : Tạo điều kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản Hà Giang

Đoàn công tác tỉnh Hà Giang do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh dẫn đầu vừa có buổi tham quan và làm việc về kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang tại thị trường Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì tiếp và làm việc với đoàn.

142d4122021t97414l0.jpg
Buổi làm việc của đoàn công tác tỉnh Hà Giang và đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về tăng cường xúc tiến thương mại giữa 2 tỉnh để giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương; kinh nghiệm phát triển và mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế độ chăm sóc để nâng cao sản xuất cây có múi như cam, bưởi; các chính sách hỗ trợ của Hà Tĩnh đối với phát triển nông nghiệp…

Đồng thời, tỉnh bạn mong muốn thời gian tới, Hà Tĩnh hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp phân phối trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang, thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, thường xuyên trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và hợp tác trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ từ khâu chọn giống đến quản lý chất lượng sau thu hoạch.

 

Quảng Bình: Hướng đi tất yếu của chuỗi liên kết trong sản xuất nông sản ở Bố Trạch

Những năm qua, việc hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông sản ở Bố Trạch đã phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, đem lại lợi ích rất lớn cho người dân nói riêng và sự phát triển kinh tế của huyện nói chung.

Các chuỗi liên kết sản xuất được thực hiện ở các địa phương: Cự Nẫm, Vạn Trạch, Hòa Trạch, Tây Trạch, Nam Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch, Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc... Thực tế chứng minh, hiệu quả từ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi đem lại rất lớn, nâng cao thu nhập cho người dân, làm thay đổi cuộc sống và diện mạo các làng quê ở Bố Trạch.

 

images678650_ng_.jpg
Chuỗi liên kết sản xuất ngô làm thức ăn gia súc đang được đầu tư mở rộng trên địa bàn huyện Bố Trạch. Ảnh: Báo Quảng Bình.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, trong quá trình phát triển hình thành mới và nâng cao các chuỗi liên kết sản xuất, Bố Trạch cũng gặp không ít những trở ngại. Đó là các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã, thương lái còn lỏng lẻo, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết: “Để đạt được mục đích trong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn huyện, Bố Trạch vẫn còn nhiều việc phải làm. Nhưng nếu người dân đồng thuận, dù phải mất nhiều thời gian và công sức, huyện cũng sẽ đồng hành cùng bà con tháo gỡ khó khăn để phát triển”.

 

Nghệ An: Đồng bào Mông ở vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch hoa gừng

Gừng là sản phẩm nông nghiệp sạch được bà con đồng bào Mông ở Kỳ Sơn trồng nhiều ở các xã vùng cao. Không chỉ củ gừng có giá trị, mà hoa gừng mọc từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch cũng được thu hái để chế biến nhiều món ăn ngon, cũng như bán ra thị trường.

Chị Y Cở cho biết: Hoa gừng mọc từ củ, bông to bằng ngón tay cái và có cuống dài khoảng 10 - 15cm, màu xanh đậm nằm ở dưới tán lá. Mỗi gốc gừng có thể ra từ 8 - 20 hoa, có gốc tốt có thể nhiều hơn.

bna_a12237638_2292020.jpg
Với độ cao từ 900 đến trên 2.000m so với mực nước biển, trong đó có đỉnh núi Phuxailaileng có độ cao trên 2.200m, thì xã biên giới Na Ngoi là địa phương có số diện tích gừng nhiều nhất huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Lữ Phú – Báo Nghệ An

Hoa gừng là sản phẩm nông sản sạch đang được ưa chuộng, bởi vậy những ngày này tại các chợ phiên, hay dọc các tuyến đường ở vùng cao, hoa gừng được bày bán khá nhiều, với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/bó.

Với 468 ha gừng, cùng với củ thì nay hoa gừng cũng là một sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay, góp thêm nguồn thu cho người nông dân trồng gừng ở Kỳ Sơn.

 

Quảng Ngãi trao chứng nhận 11 sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP đợt I-2020 cho 11 sản phẩm. 

Các sản phẩm gồm: 2 sản phẩm nấm, 3 sản phẩm tỏi, 1 sản phẩm gạo, 1 sản phẩm bánh tráng, 1 sản phẩm mạch nha và 3 sản phẩm nước mắm của huyện Lý Sơn và huyện Mộ Đức. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt 4 sao là nấm linh chi của HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, 10 sản phẩm còn lại đều đạt 3 sao.

qn.jpgQuảng Ngãi trao chứng nhận 11 sản phẩm OCOP. Ảnh: VOV

 

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng 11 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 của tỉnh. Việc phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP sẽ khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm. Từ đó, khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh, xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tiền đề cho việc xây dựng Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 -2025 của tỉnh Quảng Ngãi./.

 

Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top