Dự luật CAND sửa đổi đề xuất quân hàm cao nhất với Giám đốc CA tỉnh, TP trực thuộc T.Ư được phân loại đơn vị hành chính loại I lên Thiếu tướng.
Đây là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp chiều 16/5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (CAND) sửa đổi. Bởi, theo quy định hiện tại, ngoài Hà Nội và TPHCM lên đến cấp tướng thì trần cấp hàm của Giám đốc công an các tỉnh, thành còn lại là Đại tá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, theo thông báo 147 năm 2013 của Bộ Chính trị, việc phong thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang phải quy định chặt chẽ ngay trong luật, đúng nhu cầu, không quy định địa bàn trọng yếu hoặc công tác đặc biệt để phong thăng quân hàm cấp tướng; thống nhất quân hàm của quân đội và công an ở địa phương.
“Theo đề xuất của dự luật mới thì có mâu thuẫn gì không? Công an lên Thiếu tướng thì quân đội có nên Thiếu tướng hay không? Rồi số lượng cấp phó của chức vụ có quân hàm tướng có cần nêu cụ thể hay không?” – ông Đỗ Bá Tỵ đặt câu hỏi và đề nghị đại diện Bộ Quốc phòng cho ý kiến.
Phát biểu tại phiên họp, Thiếu tướng Ngô Minh Tiến - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN cho rằng quy định như dự thảo sẽ không phù hợp với quân hàm của Chỉ huy trưởng.
“Khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, chiến tranh thì Chỉ huy trưởng chỉ huy thống nhất dẫn đến có cái khó giải quyết ở các cấp, như anh quân hàm đại tá chỉ huy anh cấp tướng. Khi điều hành vấn đề cụ thể sẽ gặp khó khăn và công tác đời thường cũng bất cập” – ông Ngô Minh Tiến nói, đồng thời cho biết giả sử có sửa đổi Luật sĩ quan quân đội thì quan điểm của Bộ Quốc phòng là ở tỉnh cũng không lên cấp tướng.
Phát biểu làm rõ thêm vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng có nhiều bất cập trên thực tế, như trần quân hàm cấp Tổng cục trưởng đang có thấp hơn Cục trưởng. “Có người phấn đấu mãi mới lên được lại xin xuống vì Cục trưởng có trần hàm lên tới Trung ướng, còn Tổng cục phó chỉ có một đồng chí là Trung tướng thôi”.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tô Lâm, một số Cục trực tiếp chiến đấu, thể hiện rõ nhất bản chất của công an lại không thuộc diện được lên quân hàm Trung tướng mà chỉ là Thiếu tướng, trong khi có Cục không trực tiếp chiến đấu lại có trần quân hàm cao.
Người đứng đầu ngành Công an cũng nhấn mạnh, Giám đốc công an địa phương hiện được quy hoạch làm Thứ trưởng Công an nhưng về hàm chỉ có Đại tá trong khi Thứ trưởng lên đến Thượng tướng. Quy định về cấp hàm với giám đốc công an cũng vướng khi muốn luân chuyển cán bộ vì khó đưa một người cấp tướng về địa phương vì như thế sẽ không phù hợp quy định.
Bộ trưởng Công an cũng nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của công an ở tỉnh, thành phố và chiếm phần đông biên chế trong ngành. Cùng với đó, chính quy hoá sẽ giúp công an xã làm tốt, như thế huyện “khoẻ”, tỉnh tốt và Trung ương sẽ “ngon”.
“Con số vị trí cấp tướng theo đề xuất trong dự luật là rất gọn, còn nếu giám đốc công an (trừ Hà Nội và TPHCM) không có tướng thì rất khó” – Bộ trưởng Tô Lâm nói, đồng thời cho rằng không đặt vấn đề tương thích với quân đội vì chức năng và cách bố trí khác nhau.
Phát biểu góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Bộ Công an đi tiên phong trong cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 6. Bộ có đề án với ý tưởng, thông điệp rất mới, mạnh mẽ và Bộ Chính trị đã có nghị quyết 22 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
“Người ta nói đồng chí Tô Lâm lấy đá ghè chân mình nhưng ngành công an vẫn mạnh mẽ khi thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Liên quan đến đề xuất trần quân hàm của giám đốc công an, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, khi xây dựng Luật CAND năm 2014 đã có rất nhiều ý kiến tranh luận và đã xin ý kiến Bộ Chính trị nhiều lần liên quan đến phong hàm cấp tướng. Bộ Chính trị đã có thông báo là thống nhất cấp bậc hàm của công an và quân đội tương đương nhau. Chỉ huy trưởng quân sự và giám đốc công an là Đại tá, trừ TPHCM và Hà Nội. Do đó, dự luật lần này có sự mở rộng, thay đổi thì phải nói rõ lý do để báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị.
Việc cho ý kiến vào dự án Luật CAND sửa đổi cũng là nội dung cuối cùng của phiên họp 24 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc ngay sau đó./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.