Thời điểm này, những cánh đồng ở các huyện Anh Sơn, Nam Đàn, Con Cuông (Nghệ An)… đang rộ mùa thu hoạch. Ðây cũng là dịp mưu sinh theo thời vụ của những người làm nghề gặt lúa thuê.
Đầu tháng 9, thời tiết của ở Nghệ An chẳng khác những ngày hè, nắng rát đến cháy da trong cái nắng 36-37 độ, những người thợ gặt vẫn cần cù, miệt mài trên những cánh đồng lúa chín vàng.
Vào mùa thu hoạch nhiều người nông dân cũng có thêm thu nhập bởi nghề gặt thuê
Bà Nguyễn Thị Lượng ở xã Vĩnh Sơn Anh Sơn, cho hay: Tranh thủ mùa vụ, tôi cùng một số người dân trong thôn làm thêm nghề gặt thuê để có thêm thu nhập. Dụng cụ thì đã có sẵn, trước mùa chỉ cần mài liềm cho sắc vậy là có thể hành nghề. Lặn lội với đồng ruộng từ những ngày còn bé nên công việc gặt lúa này dường như đã quá quen thuộc, chỉ cần chăm chỉ, chịu khó là sẽ có tiền. Mỗi ngày người gặt thuê cũng được trả công từ 130-150 nghìn đồng. Một khoản tiền kha khá so với những người làm nông.
Trong bộ quần áo bạc màu, mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt ngăm đen vì nắng, ông Nguyễn Quang Hòa cũng tự sắm cho mình một chiếc máy cắt lúa mi ni (loại máy cắt cỏ được người dân chế sang máy cắt lúa) để kiếm tiền theo thời vụ. Nghỉ tay uống nước, ông Hòa chia sẻ, từ mấy năm nay nghề gặt thuê cũng trở nên đắt hàng bởi vào ngày mùa nhân công khan hiếm, đa phần các gia đình làm ruộng giờ đều phải thuê người gặt phần vì công việc khá vất vả, phần vì con em đi làm ăn xa không có người làm. Công việc của ông không tính theo thời gian mà tính theo số sào, mỗi sào ông Hòa được trả 150 nghìn đồng. Công việc xong xuôi người nhà tự đến gom lúa đưa về.
Mỗi sào lúa họ được trả công từ 150-200 nghìn đồng
Ở nhiều cánh đồng khác, không khí thu hoạch khẩn trương hơn bởi sự có mặt của những chiếc máy gặt đập liên hợp. Khoảng 2 năm trở lại đây, máy gặt đập liên hợp được sử dụng phổ biến, giúp nông dân rút ngắn thời gian và giảm chi phí thuê nhân công.
Mùa này những chiếc máy gặt đập liên hợp cũng hoạt động hết công xuất
Anh Bùi Đức Thành xóm 12 xã Phúc Sơn Anh Sơn năm ngoái vừa đầu tư một chiếc máy gặt đập liên hợp với số tiền trên 500 triệu đồng. Anh Thành cho biết: Mỗi máy gặt liên hợp, ngoài một thợ lái cắt chính còn có 4 nhân công phụ hứng thóc vào bao, hoặc vận chuyển lên bờ theo nhu cầu của chủ ruộng. Tiền công máy gặt đập liên hợp là từ 150 - 200 ngàn đồng/sào tùy vào địa hình. Mỗi máy gặt đập liên hợp của gia đình anh hoạt động hết công suất có thể thu hoạch được 80 sào. Sau khi trừ chi phí anh Thành cũng thu về vài ba triệu đồng/ngày. Không chỉ những người thợ gặt bước vào mùa mà những chiếc máy tuốt lúa cũng bước vào thời điểm làm ăn. Mỗi tốp từ 2-3 người họ cứ rong ruổi từ thôn này đến thôn khác, xã này đến xã khác để đáp ứng nhu cầu cho những người dân.
Những chiếc máy tuốt cũng rong ruổi khắp nơi để phục vụ cho người dân.
Mùa gặt thuê mỗi năm cũng chỉ có 2 vụ, mỗi vụ cũng chỉ tầm một tuần đến nửa tháng thế nhưng cũng đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho không ít những người nông dân chuyên cần chăm chỉ bám đồng lội ruộng.
Đình Lam - Huyền Trang
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.