Từ đêm 9 đến sáng ngày 10/5, nhiều nơi trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có mưa to, lượng mưa đo tại các trạm Cấm Sơn đạt 45mm, Tân Sơn 188mm, Khuôn Thần 27,4 mm, trạm Chi Lăng Lạng Sơn 143mm.
Mặc dù mưa lũ không gây thiệt hại về người nhưng Lục Ngạn phải di dời khỏi vùng ngập lụt 21 hộ đến nơi an toàn, trong đó, xã Cấm Sơn 7 hộ, xã Sa Lý 12 hộ, xã Hộ Đáp 2 hộ.
Nhiều nơi ở Lục Ngạn bị chìm trong nước.
Mưa lũ làm gãy đổ 3 cột điện, đồng thời cắt điện tại các xã Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Minh, Sa Lý để xử lý sự cố; xảy ra hiện tượng sạt lở đất ở một số địa bàn; sạt ta luy âm ngầm Thắng Má, xã Tân Sơn. Giao thông bị chia cắt, lực lượng chức năng đã tổ canh gác, ngăn người đi lại tại các ngầm tràn. Ngoài ra, mưa lớn còn làm ngập khoảng 400ha cây ăn quả, 200 ha lúa, hoa màu; một số trường học bị nước, đất tràn vào.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa lớn, nước từ thượng nguồn, nhất là phía Lạng Sơn đổ về gây ra lũ lớn trên các dòng sông, suối, làm ngập nhiều nhà cửa, hoa màu của nhân dân.
Trước nước lũ dâng cao, gần 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dã ngoại trên địa bàn huyện đã dũng cảm dầm mình trong dòng nước lũ để vận chuyển người, tài sản, vật nuôi... của 15 hộ gia đình đến nơi tập kết an toàn.
Nhiều trường học bị nước dâng cao.
Trước tình trạng mưa lũ như trên, huyện Lục Ngạn đề xuất các biện pháp ứng phó. Tập trung đánh giá lại tình hình, diễn biến tổ chức ứng phó, thông tin thời tiết, để triển khai phương án ứng phó với tình huống cụ thể, kịp thời. Tổ chức tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, khơi thông dòng chảy;
Huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ để tham gia ứng cứu; chỉ đạo các trường học không cho học sinh về nhà khi nước chưa rút (học sinh ở tại trường). Đề nghị UBND các xã, thị trấn trực ban 24/24h, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình để Ban Chỉ huy huyện được biết và chỉ đạo.
Lãnh đạo huyện Lục Ngạn có mặt tại các điểm ngập để chỉ đạo công tác khắc phục.
Chiều 10/5, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Bắc Giang phát lệnh báo động số I, II, III trên sông Lục Nam tại Trạm thủy văn Cẩm Đàn (Sơn Động). Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, mặc dù mưa kéo dài song các công trình đê điều, thủy lợi, hồ đập, trạm bơm đều bảo đảm an toàn; mực nước trên các sông đều ở mức thấp. Tuy nhiên, do một số địa phương của huyện Lục Ngạn có mưa lớn, cùng đó nước từ tỉnh Lạng Sơn dồn về nên mực nước tại Trạm thủy văn Cẩm Đàn lúc 15 giờ chiều nay là 45 m, ở mức báo động III.
Ông Lê Thành Chung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bắc Giang, cho biết, cùng với phát lệnh báo động số I, II, III, chúng tôi yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết, triển khai các phương án ứng phó khi cần thiết.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.