Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 6 năm 2018 | 15:39

Mua phải mỹ phẩm, thuốc đông y kém chất lượng, người tiêu dùng lãnh đủ

Chỉ trong một thời gian ngắn, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở sản xuất mỹ phẩm, thuốc đông y giả, kém chất lượng. Nếu tình trạng này không được xử lý nghiêm, kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tiền bạc người tiêu dùng.

myphamgia-ngoc-tu.jpg
 Nhiều sản phẩm của cơ sở Ngọc Tú Nature Beauty khi tổ kiểm tra chưa xuất trình đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm, cũng như giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hóa.
 

Mới đây, Tổ công tác Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Tú (Ngọc Tú Nature Beauty), ở thị trấn Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, (Thanh Trì, Hà Nội).

Tại thời điểm kiểm tra có hơn 3.000 sản phẩm mỹ phẩm đông y gồm: Bộ trị mụn đông y, Gel điều trị mụn, Gel trị thâm, Serum tái tạo và phục hồi da, Kem dưỡng da chống nắng ban ngày, Kem dưỡng da ban đêm….

Tại xưởng sản xuất tổ công tác còn phát hiện hàng trăm lít hoá chất đựng trong 10 can nhựa lớn. Được biết, đây là các loại nguyên liệu dùng cho việc pha chế sản phẩm đông y của nói trên.

Vào thời điểm kiểm tra, đại diện cơ sở chưa xuất trình đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm, cũng như giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất hàng hóa.

Các sản phẩm mỹ phẩm nói trên được tiêu thụ ở các hệ thống cửa hàng Spa tại Hà Nội và một số tỉnh, thành. Cùng với đó, chủ cơ sở còn mở 246 đại lý bán hàng online trên mạng với lượng khách hàng theo quảng cáo lên tới hơn 5.500 người.

Hiện, lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, nguyên liệu và máy móc của doanh nghiệp này để xác minh làm rõ.

Cũng tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, mới đây, Thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội phát hiện một cơ sở kinh doanh thuốc đông y gia truyền mang tên "Thuốc gia truyền  NAM DƯỢC XOANG" được bào chế dưới dạng viên tể và dạng nước xịt của cơ sở "Đông y gia truyền họ Lê" địa chỉ Đội 4, thôn Lạc Thị, xã Ngọc Hồi.

Qua kiểm tra sơ bộ và làm việc với chủ cơ sở cho thấy tất cả các loại thuốc này đều chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất. Chưa có cơ quan chuyên môn nào thẩm định về chất lượng, bài thuốc theo đúng quy định.

Chủ cơ sở cho biết, tại đây chỉ in bao bì nhãn mác là NAM DƯỢC XOANG và Thuốc xoang LÊ HÙYNH, sau đó mua thuốc viên tể và thuốc nước từ địa phương khác về đóng gói bán ra thị trường. Được biết, các sản phẩm này đều bán qua mạng internet.

09_43_59_img_3440.JPG
 Thuốc xoang gia truyền Nam dược Xoang chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất.
 
Ngày 26/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia c đã có buổi làm việc với Thanh tra Sở Y tế Hà Nội  và đại diện Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế để tìm hiểu sự việc và nhận diện một số phương thức thủ đoạn mới trong sản xuất, kinh doanh các loại thuốc được sản xuất từ đông dược núp dưới danh nghĩa là bài thuốc "gia truyền" nhằm lừa dối người bệnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam, do lợi nhuận của sản phẩm này quá cao; nhu cầu sử dụng lớn mỹ phẩm lớn; người tiêu dùng thiếu kiến thức trong việc phân biệt đâu là mỹ phẩm thật, mỹ phẩm giả cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng dẫn đến việc sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả bị mất kiểm soát.

Còn theo ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, do lợi nhuận của mặt hàng mỹ phẩm, thuốc đông y khá lớn bởi không phải đầu tư trang thiết bị, máy móc để sản xuất; các đối tượng mua nguyên liệu từ Trung Quốc, đóng vào các chai lọ rồi tự dán tem nhãn mỹ phẩm đông y gia truyền để lừa người tiêu dùng.

Còn theo phân tích của ông Phạm Bá Dục, Phó Chủ tịch Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội: "Sự bùng nổ của dịch vụ Internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên trang mạng xã hội khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện việc mua bán các sản phẩm mỹ phẩm.

Những năm gần đây việc bán hàng qua mạng đang được nhiều khách hàng, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, đây cũng là kẽ hở để các doanh nghiệp, các đối tượng bán hàng giả, hàng kém chất lượng có cơ hội bán ra bên ngoài cho khách hàng thông qua hình ảnh trên mạng mà không trực tiếp kiểm tra hàng trước khi mua.

Cùng với đó là sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong khâu kiểm soát các cơ sở sản xuất, kiểm soát chặt chất lượng các loại thuốc đông y, mỹ phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn chưa đồng bộ, đặc biệt thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý đối với các mặt hàng y học cổ truyền, dược liệu. Do vậy, ngày càng có nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thuốc đông y, mỹ phẩm giả, kém chất lượng còn người tiêu dùng thì tiền mất, tật mang.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc gửi Bộ Công an để truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công an điều tra vụ án “Buôn lậu”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.

Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xác minh làm rõ việc Công ty VN Pharma nhập khẩu, lưu hành 6 loại thuốc nhãn hiệu do Công ty Health 2000 sản xuất tại Canada (nhưng trên thực tế Công ty Health 2000 không có nhà máy sản xuất tại Canada), nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2018.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

    Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

    Chiều 26/4, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với tỉnh Thanh Hoá tổ chức tọa đàm “Dốc sức gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt” để “cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

  • Phú Yên: Không để thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu trong mùa hạn

    Phú Yên: Không để thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu trong mùa hạn

    “Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi do địa phương quản lý; triển khai lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến để bơm tưới chống hạn. Trường hợp cấp thiết có phương án vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu dân cư tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước...”.

  • Một ngư dân Quảng Ngãi mất tích khi đang hành nghề trên vùng biển Trường Sa

    Một ngư dân Quảng Ngãi mất tích khi đang hành nghề trên vùng biển Trường Sa

    Sáng 23/4, thông tin từ Đồn Biên phòng Bình Thạnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một ngư dân hành nghề câu trên vùng biển Trường Sa đã bị mất tích trong đêm 21, rạng sáng 22/4.

Top