Chiều nay (3/02), Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 3/02, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017, phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngay sau kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu và cũng là phiên họp thường kỳ Chính phủ đầu tiên trong năm 2017.
Phiên họp lần này, Chính phủ tập trung kiểm điểm tình hình dịp Tết Nguyên đán 2017; tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2017. Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng; dự thảo Nghị định hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật năm 2017.
Về tình hình KTXH tháng đầu tiên của năm 2017, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình KT-XH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định. Không có dịch bệnh xảy ra, bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Đặc biệt trong nông nghiệp, một tín hiệu rất đáng chú ý trong tháng 1 và thời gian vừa qua là có nhiều doanh nghiệp, nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, mở ra hướng đi mới, tạo khí thế mới, sức bật mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Trong ngày 02/02, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng nhẹ (0,7%) do nghỉ Tết Nguyên đán năm nay chủ yếu trong tháng 01/2017. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2017 tăng khoảng 9,9%. Mặc dù là tháng Tết song chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2017 tăng thấp 0,46%...
Trả lời phóng viên về việc trong những ngày trước Tết và trong Tết vừa qua, một số tuyến thu phí như Pháp Vân-Cầu Giẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn kéo dài. Tuy nhiên, các đơn vị thu phí không tiến hành mở lối cho xe qua để giải tỏa ách tắc. Tại sao Bộ GTVT không chỉ đạo việc này?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong Nghị định xử phạt hành chính có quy định với các trạm thu phí, trong quá trình thu phí nếu ách tắc chiều dài trên 200 m và trên 10 phút sẽ bị xử phạt và mức xử phạt có thể lên tới 70 triệu đồng. Đối với tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ mật độ đi lại rất lớn, được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã tích cực mở rộng thêm 6 làn xe, dự kiến cuối năm 2017 sẽ mở rộng thêm 6 làn xe.
Về các trạm thu phí, Bộ đang áp dụng thu phí tự động, trước mắt áp dụng với vé tháng, vé quý nên đi qua không phải dừng.
Thêm nữa, Bộ đang mở rộng tối đa số làn, hiện nay tại trạm Pháp Vân là 18 làn và khi một bên tắc, một bên không tắc có thể điều chuyển các làn để cơ bản giải quyết ùn tắc.
Trong quá trình, bộ GTVT có phối hợp cùng Bộ Công an thì chưa đến mức phải phạt. Trên thực tế trong những ngày Tết vừa rồi, theo dõi qua vệ tinh đặt tại trụ sở Bộ Công an thì thời gian ùn tắc rất ngắn, chỉ một lần khi có vụ tai nạn xảy ra nhưng đã xử lý kịp thời nên chưa đến mức xử phạt, chưa thể bắt họ dừng thu phí. Bộ GTVT làm rất chặt việc này, đặc biệt là trong thời gian kỳ nghỉ Tết vừa qua. Vừa rồi Bộ cũng bỏ trạm Đại Xuyên để xe chạy thông thoáng.
Dương Thanh
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.