Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 11 tháng 12 năm 2021 | 20:35

Năm 2022 - 2023, chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chiều 11/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế".

 

 

thu_tuong_pmc_.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

 

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; đại diện các bộ, ngành, cơ quan trung ương; đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ số trong nước và quốc tế.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết,  Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Năm 2021, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt trên 135 tỷ USD, tăng trưởng gần 10%. Ông cũng khẳng định “doanh nghiệp công nghệ số là hạt nhân, là nòng cốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, để chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thành doanh nghiệp số, mọi tổ chức Việt Nam thành tổ chức số, mọi công dân Việt Nam thành công dân số".

"Họ cần được tiếp cận và tham gia vào các dự án Chuyển đổi số cả của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Việc Bộ Thông tin-Truyền thông công khai các dự án Chuyển đổi số sẽ là một thúc đẩy chuyển đổi số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Công nghệ số đang được ứng dụng mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản tổ chức, cách thức vận hành của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra những giá trị mới, giá trị gia tăng.

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ số đã khắc phục khó khăn, biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội để hiện thực hóa thành kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng khẳng định, việc chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đã có một số kết quả ban đầu quan trọng, nhất là khả năng làm chủ hạ tầng số. Việt Nam đang tích cực triển khai thương mại mạng 5G. Kinh tế số của Việt Nam đóng góp ngày càng nhiều vào GDP quốc gia và hướng tới mục tiêu đạt 20% GDP năm 2025.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định, chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Việc phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 phụ thuộc không nhỏ vào kết quả chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số là một trong những yếu tố cốt lõi giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển, ứng dụng nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, để chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.  

 

trien_lam.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam".

 

“Chuyển đổi số liên quan trực tiếp, mật thiết tới cả 3 khâu đột phá chiến lược được Đảng ta xác định là thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực. Chuyển đổi số một mặt đòi hỏi những điều kiện tương ứng về thể chế, hạ tầng, nhân lực; mặt khác, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai cả 3 đột phá chiến lược này", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, muốn chuyển đổi số thành công, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể. Chính sách chuyển đổi số phải hướng đến người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Không có công dân số thì sẽ không có xã hội số, kinh tế số.

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra 6 nội dung trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới gồm: xây dựng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng, hoàn thiện thể chế về chuyển đổi số; phát triển doanh nghiệp công nghệ số; phát triển nguồn nhân lực số; đổi mới sáng tạo số; phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, năm 2022 - 2023 chuyển đổi số sẽ là trọng tâm trong quá trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số còn nhiều thách thức nhưng cũng có rất nhiều cơ hội thuận lợi. Thủ tướng tin tưởng và kỳ vọng các doanh nghiệp công nghệ số sẽ là nhân tố quan trọng, là động lực chính trong chuyển đổi quốc gia.

Chúc mừng các doanh nghiệp đoạt giải, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, Thủ tướng nói: "Tư tưởng thông, nghĩ chín rồi, quyết tâm thì cao, hành động quyết liệt rồi nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đấy. Và làm thì phải làm có hiệu quả cho doanh nghiệp, phục vụ nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước hùng cường và thịnh vượng".

Cũng trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu chứng kiến giao nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia gồm 35 nền tảng công nghệ số thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; dự lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam" năm 2021 và dự triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam"./.

Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top