Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 15:9

Năm tháng đầu năm, Hà Tĩnh thu ngân sách đạt hơn 8.600 tỷ đồng

Trong 5 tháng đầu năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời tiết, giá xăng dầu tăng… nhưng Hà Tĩnh vẫn thu ngân sách đạt hơn 8.600 tỷ đồng, bằng 53% dự toán, tăng 53% so với cùng kỳ.

Theo đó, 5 tháng qua, tình hình sản xuất vụ đông xuân trong điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa dự báo giảm so với năm trước. Diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân đạt hơn 59.000ha (tăng 0,6%), năng suất ước đạt 55,62 tạ/ha (giảm 5,6%), sản lượng ước hơn 33 vạn tấn (giảm gần 5%).
 
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước giảm 7,54% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất thép ước đạt 2,2 triệu tấn, tăng 0,5%, sản xuất bia ước đạt 26 triệu lít, tăng 12%; điện sản xuất ước đạt 3.477 triệu kWh, giảm 39%, điện thương phẩm ước đạt 511 triệu kWh, tăng 19%.
 
z3443931948781_885d871a8f04ce5a2e1c6ddc37f46e0b.jpg
Nhà máy sản xuất gang thép Fomosa luôn là đơn vị đứng đầu trong việc đóng nộp ngân sách cho tỉnh Hà Tĩnh

 

Hoạt động thương mại dịch vụ từng bước phục hồi nhưng nhìn chung vẫn còn chậm. So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 19.700 tỷ đồng, tăng 7%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 0,25%. Kinh doanh vận tải ước đạt 2.300 tỷ đồng, giảm 2,8%, trong đó vận tải hành khách giảm 34%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 840 triệu USD, tăng 7,83%, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 31%.
 
Thu ngân sách trên địa bàn đến nay đạt hơn 8.600 tỷ đồng, bằng 53% dự toán, tăng 53% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu nội địa đạt 3.875 tỷ đồng, bằng 50% dự toán, tăng 37% (thu tiền sử dụng đất đạt 1.270 tỷ đồng), thu xuất nhập khẩu đạt 4.737 tỷ đồng, bằng 56% dự toán, tăng 70%. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 15/5/2022 đạt 497 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch.
 
z3443950595778_2ebef94a42dce4f35d11ea47160b195c.jpg
Sản xuất vụ đông xuân năm 2021-2022 trong điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa giảm so với năm trước.

 

Thành lập mới 537 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 4.300 tỷ đồng (tăng 22% về số lượng, 43% về số vốn); 216 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 27%); 314 doanh nghiệp tạm ngừng hoặc giải thể (tăng 11%).
 
Thực hiện các chính sách phục hồi phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ: miễn, giảm hơn 67 tỷ đồng tiền thuế cho gần 700 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh (miễn giảm thuế VAT 2%, giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn), giảm 138 tỷ đồng lệ phí trước bạ đối với xe ô tô theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ; giải ngân các chương trình tín dụng như cho học sinh sinh viên mua máy tính học tập trực tuyến, hỗ trợ đào tạo việc làm, nhà ở xã hội đạt hơn 63 tỷ đồng.
 
Kết quả công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của Hà Tĩnh thuộc nhóm khá, xếp thứ 27 cả nước và thứ 2 Bắc Trung Bộ, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 7 cả nước và thứ 3 Bắc Trung bộ.
 
Chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án, trong đó 7 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 2.500 tỷ đồng, 1 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3 triệu USD.
 
 
 
 
 
 
Xuân Hoàng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top