Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 | 2:46

Nâng cấp công suất cáp treo tại Khu di tích Yên Tử

Khu di tích Yên Tử, thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là di tích quốc gia đặc biệt, từ xưa đã được mệnh danh là Danh sơn nước Việt. Yên Tử không những có giá trị về mặt sinh thái cảnh quan mà còn mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông – người sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc Việt và được gọi là Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam.

Khu trung tâm Lễ hội Yên Tử.

Có thể nói, từ khi Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành (năm 1299) và lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thì Danh sơn Yên Tử đã được coi là chốn tổ linh thiêng, là kinh đô Phật giáo của Đại Việt. Từ trung tâm Yên Tử, Phật pháp Trúc Lâm Yên Tử đã lan toả và phát triển rộng tới các vùng miền của đất nước. Hơn 700 năm qua, Yên Tử luôn là trung tâm văn hóa tâm linh lớn của cả nước, nơi hội tụ của các tăng ni phật tử, nơi tồn tại hàng trăm các công trình kiến trúc tôn giáo lớn, cổ kính tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông ta qua các thời kỳ lịch sử từ thời Trần đến các thời Lê, Nguyễn. Năm 1974, Yên Tử  được công nhận di tích cấp quốc gia, năm 2012 được vinh dự đón nhận danh hiệu Di tích Quốc gia đặc biệt.

Hiện nay, Yên Tử không chỉ là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một quần thể danh thắng, du lịch. Loại hình du lịch tâm linh ở Yên Tử rất phát triển, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách, phật tử trong và ngoài nước về “Lễ Phật - Bái Tổ”, tham quan vãn cảnh. Hội chùa Yên Tử kéo dài suốt từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm và được coi là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất, thời gian diễn ra dài nhất Việt Nam. 

Chùa Đồng Yên Tử.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự quan tâm của các tín đồ phật tử, các thiện nam tín nữ…Yên Tử không ngừng phát triển và có nhiều dự án lớn đã được đầu tư, nâng cấp góp phần vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của khu di tích. Nhằm đáp ứng nhu cầu, phục vụ du khách, năm 2015 và 2016, Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm đã đầu tư xây, mở rộng quy hoạch khu dịch vụ bến xe Hạ Kiệu 1 và bến xe Hạ Kiệu 2 với tổng diện tích hơn 12ha, khu bến bãi trông giữ phương tiện có sức chứa gần 3.000 lượt xe ô tô và hơn 10.000 lượt xe máy, đặc biệt là hệ thống dịch vụ ăn nghỉ với 19 nhà hàng với lối kiến trúc thuần Việt, đảm bảo về chất lượng phục vụ đã đi vào hoạt động từ hội xuân 2017.

 Đáng kể đến, các hoạt động dịch vụ văn hóa tại Yên Tử  cũng được Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm triển khai mạnh mẽ với các dự án: Khu trung tâm Lễ hội và dịch vụ du lịch với tổng diện tích 15,8ha, bao gồm các hạng mục công trình như cổng Hiện Quang; Vườn thiền Đạo Viên; Quảng trường Đại Đăng; Sân khấu Tiêu Dao; Vườn thiền Huệ Tuệ; Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Tuệ Tĩnh đường, Bảo tàng Phật hoàng Trần Nhân Tông, 86 phòng nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao và một số hạng mục phụ trợ khác…sẽ đi vào hoạt động phục vụ du khách Lễ hội Yên Tử năm 2018.

Trong hoạt động dịch vụ vận chuyển, hiện Yên Tử đang có 70 xe điện phục vụ du khách trong quá trình di chuyển hơn 2 km từ Bến xe Hạ Kiệu vào Khu trung tâm Lễ hội và nhà ga 1 cáp treo với giá vé 10.000 đồng/lượt. Dịch vụ vận chuyển hiện tại Yên Tử còn có hai tuyến cáp treo đang hoạt động của Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm nhằm phục vụ quá trình di chuyển tham quan các điểm di tích ở trên núi cho du khách. Gồm tuyến số 1 nối từ khu vực chân núi chùa Giải Oan lên tới khu vực tháp tổ Huệ Quang, có chiều dài 1.204m, công suất vận chuyển 2.400 khách/giờ, được xây dựng năm 2001 và nâng cấp 2009. Tuyến số hai dài 897m, công suất 1.800 khách/giờ, nối phía Đông chùa Một Mái với khu vực tượng An Kỳ Sinh, được xây dựng năm 2000, giá vé khứ hồi hai tuyến cáp là 280.000đ/ người.

Cáp treo Yên Tử

Tuyến cáp thứ nhất (từ chùa Giải Oan lên Huệ Quang Kim tháp) nằm ở phía Tây và song song có khoảng cách 20m so với tuyến cáp 1 hiện tại. Có độ cao hơn 400m so với mực nước biển, chiều dài tuyến cáp là 1.204 mét từ chân núi lên khu vực Tháp Tổ và chùa Hoa Yên, gồm 9 trụ cột, công suốt là 3.700 lượt người/giờ diện tích nhà ga 1 là 5.223m2.

Tuyến cáp thứ hai (từ phía Đông chùa Hoa Yên lên gần chùa Đồng) nằm ở phía Đông và song song có khoảng cách 30m so với tuyến cáp 2 hiện tại . Có độ cao hơn 900m so với mực nước biển, chiều dài tuyến cáp là 1.027m từ khu vực chùa Một Mái lên khu vực chùa Đồng,  gồm 10 cột; công suốt 3000 lượt người/tiếng,nhà ga 2 có diện tích 6.761m2. Điểm dừng của nhà ga mới số 2 cách chùa đồng gần 500m và khoảng cách giữa tuyến cáp 1 và cáp 2 gần 500m.

Việc nâng cấp hạ tầng và công suất cáp treo của Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách hành hương về tham quan, lễ Phật tại Yên Tử, giảm ùn tắc giao thông trong những ngày cao điểm, góp phần phát huy giá trị của di tích Yên Tử xứng tầm là di tích quốc gia đặc biệt.

Nguyễn Minh

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top