Tập đoàn Nestlé (Thụy Sỹ) công bố khoản đóng góp 02 triệu franc Thụy Sỹ (CHF), tương đương gần 49 tỷ đồng ủng hộ tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX
Tiếp nối các nỗ lực sát cánh cùng tuyến đầu phòng chống đại dịch Covid-19, nhân Ngày Sức khoẻ Thế giới (07/04), Tập đoàn Nestlé (Thụy Sỹ) công bố khoản đóng góp 02 triệu franc Thụy Sỹ (CHF), tương đương gần 49 tỷ đồng ủng hộ tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX (*). Số tiền đóng góp sẽ được chuyển cho Quỹ ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Nhiều quốc gia đang tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, tiêm chủng được triển khai đồng bộ trên diện rộng theo đúng tình thần bình đẳng tiếp cận vaccine với tất cả mọi người cũng đồng thời đòi hỏi năng lực tài chính của từng quốc gia.
Ông Mark Schneider, CEO tập đoàn Nestlé (Thụy Sỹ), cho biết: "Đại dịch Covid-19 đã gây ra quá nhiều tổn thất về sinh mạng và sinh kế trên toàn thế giới và chúng ta đang nuôi dưỡng hy vọng cùng với tiến bộ thần tốc của phát triển vaccine. Những thành quả đó là chưa đủ khi vẫn còn nhiều người chưa tiếp cận được vaccine, đó là lý do chúng tôi một mặt ủng hộ cơ chế COVAX, mặt khác mong rằng tất cả mọi người hãy cùng chung tay đóng góp về tài chính".
Năm 2020, Tập đoàn Nestlé ủng hộ 01 triệu franc Thụy Sỹ (CHF) cho Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) để nghiên cứu một cơ chế phân phối vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả trên toàn thế giới.
Công bố này cũng nằm trong nỗ lực của Tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam thực hiện các cam kết phát triển bền vững thông qua sát cánh cùng cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế bền vững.
Gần nhất, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Công ty Nestlé Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ khoảng 290.000 đơn vị sản phẩm dinh dưỡng và đồ uống, mang các nhãn hiệu của Nestlé và La Vie với tổng trị giá 2 tỷ đồng.
Trong năm qua, Công ty Nestlé Việt Nam và Công ty La Vie (một thành viên của Tập đoàn Nestlé) đã hỗ trợ gần 40 tỷ đồng thông qua sản phẩm, tiền mặt và 88.000 khẩu trang y tế cho hoạt động phòng chống đại dịch tại Việt Nam. Công ty cũng đã triển khai hỗ trợ các đối tác kinh doanh nhỏ chịu nhiều ảnh hưởng gồm các nhà hàng nhỏ, quán ăn nhỏ, căng-tin trường học “Vượt thách thức, Đón thời cơ” với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng.
Công ty cũng luôn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch cho toàn thể công nhân lao động của công ty để cùng thực hiện như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào làm việc tại công ty, giữ khoảng cách, ưu tiên các cuộc họp online, tăng cường giãn cách ở khu vực sản xuất, lắp đặt một số phân vùng, tấm chắn phòng dịch.
(*) COVAX Facility là một cơ chế được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19. Trong cơ chế này Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và các nhà sản xuất vaccine và các đối tác để đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vaccine một cách công bằng và hiệu quả.
Ngày 01/04, Chính phủ Việt Nam đã tiếp nhận 811.200 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của COVAX Facility thông qua UNICEF (theo Chinhphu.vn).
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.