Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định trao Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 cho Công ty Nestlé Việt Nam.
Các doanh nghiệp được Thủ tướng ký quyết định trao giải, vì đáp ứng 7 tiêu chí của giải thưởng. Các tiêu chí gồm: Vai trò của lãnh đạo, hoạch định chiến lược, định hướng vào khách hàng và thị trường, đo lường, phân tích và quản lý tri thức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý quá trình hoạt động, kết quả hoạt động.
Việc đánh giá và tuyển chọn được tiến hành theo 2 cấp: Hội đồng sơ tuyển cấp tỉnh/thành phố và Hội đồng Quốc gia. Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp được Hội đồng sơ tuyển đề xuất, Hội đồng Quốc gia lựa chọn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia hàng năm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là công cụ tự đánh giá tiên tiến trên cơ sở đối sánh hoạt động của mình với các tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, để đánh giá toàn diện các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quốc tế, xác định hiện trạng của trình độ và chất lượng quản lý, xác định những thành tựu và điểm yếu, cơ hội thành công và nhiệm vụ cho tương lai, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến và hoàn thiện thích hợp.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, chia sẻ niềm tự hào khi Nestlé Việt Nam vinh dự được nhận giải thưởng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 ngay trong năm đầu tiên tham dự "Giải thưởng Chất lượng Quốc gia chính là thước đo phát triển của mỗi doanh nghiệp, là công cụ, động lực để doanh nghiệp phát triển. Việc tham gia giải thưởng này không những giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện mình bằng việc áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến mà còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước".
Ông Kloeti Urs, Giám đốc Nhà máy Nestlé Bông Sen, đại diện Nestlé Việt Nam nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020Bên cạnh đó là các hoạt động đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ nhân tài và chiến lược phát triển kinh doanh nhạy bén đã giúp doanh nghiệp đạt được các thành tựu như ngày hôm nay.
Thành lập từ năm 1995, Công ty Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau.
Trong 25 năm hình thành và phát triển, công ty ưu tiên phát triển những lĩnh vực mang lại lợi ích kinh doanh phù hợp với những lợi ích của xã hội, bao gồm: giúp cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn; giúp phát triển các cộng đồng thịnh vượng và vững mạnh; quản lý tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, dựa trên nền tảng khoa học, nghiên cứu và phát triển, Nestlé thường xuyên đổi mới và nâng cao danh mục sản phẩm của mình. Hoạt động nghiên cứu và phát triển tạo điều kiện để Nestlé giải quyết những vấn đề về suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất, béo phì và những vấn đề toàn cầu liên quan đến dinh dưỡng.
Tập đoàn Nestlé có mạng lưới Nghiên Cứu và Phát Triển rộng nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm, gồm 5 trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Nestlé, Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển tại Tours về cây trồng cùng nhiều cơ sở nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu cùng một đội ngũ đông đảo với hơn 5.000 nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng.
Công ty Nestlé Việt Nam cũng 2 lần được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam trao tặng bằng khen "Doanh nghiệp Tiêu biểu vì Người Lao động" vì các thành tích hoạt động quan tâm chăm lo đời sống của nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả, giúp phát huy năng lực của người lao động.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.