Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2020 | 16:26

Nestlé Việt Nam vinh dự nhận hai giải thưởng danh giá về trao quyền cho phụ nữ

Đây là lần đầu tiên Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) được tổ chức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

1.jpg
Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam (đứng giữa) nhận giải thưởng “Bình đẳng giới tại cộng đồng và ngành” từ ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng  UN Women tại Việt Nam.

 

Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) vừa trao Giải thưởng nguyên tắc trao quyền vho phụ nữ (WEPs) cho Nestlé Việt Nam cho các cam kết và thành tích đạt được cụ thể trên hai hạng mục - tối đa số hạng mục được xét trao giải cho một doanh nghiệp: Bình đẳng giới thông qua tham gia vào cộng đồng và trong ngành; Bình đẳng giới tại nơi làm việc. ại nơi làm việc.

Đây là lần đầu tiên Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) được tổ chức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giải thưởng nhằm khuyến khích và công nhận nỗ lực của các công ty có các chương trình và hành động nhằm tạo ra văn hóa doanh nghiệp hướng tới bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; Nâng cao nhận thức và thu hút ngày càng nhiều các công ty vận dụng các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ trong doanh nghiệp của mình.

 

2.jpg
Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam (đứng giữa) nhận giải thưởng “Bình đẳng giới tại nơi làm việc” từ ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc tại Việt Nam và bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ.

 

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng, cho biết: "Giải thưởng WEPs ghi nhận nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của lãnh đạo và công ty đối với người lao động, khách hàng, và đối tác của họ, đồng thời truyền cảm hứng cho các công ty và lãnh đạo khác cùng hành động nhằm mang lại tác động rộng lớn hơn". 

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ: "Nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nestlé. Từ năm 2013, Tập đoàn Nestlé đã ký cam kết khẳng định ủng hộ Các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (Women’s Empowerment Principles - WEP) với Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và UN Global Compact. Đến năm 2018 công ty Nestlé Việt Nam cũng ký riêng một cam kết ủng hộ cụ thể tại Việt Nam".

“Không chỉ đưa ra những cam kết về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ, chúng tôi đã hiện thực hóa các cam kết này thông qua việc xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển nhân sự cụ thể đồng thời  xây dựng văn hóa và môi trường bình đẳng dựa trên giá trị về tôn trọng sự khác biệt và các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ tại công ty và trong toàn chuỗi giá trị của mình", bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự, một trong những thành viên nữ của Ban Giám đốc Công ty, phát biểu tại Lễ trao giải. 

Cam kết khẳng định bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, giáo dục cho phụ nữ và trên hết là trao quyền cho phụ nữ là những đóng góp quan trọng trong thực thi Tạo giá trị chung, nguyên tắc hoạt động nền tảng của doanh nghiệp, cũng như để nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, gia đình và xã hội tại công ty và trong toàn chuỗi giá trị. 

3.jpgNestlé đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê của dự án NESCAFÉ Plan, đóng góp cân bằng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ.

 

Một trong những ví dụ điển hình về đóng góp cân bằng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ trong toàn chuỗi giá trị của Nestlé là dự án NESCAFÉ Plan. Dự án này đã góp phần nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ, thông qua việc đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê. Họ là cầu nối truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm canh tác của dự án cho các hộ nông dân khác. Trong quản lý kinh tế nông hộ, hơn 80% phụ nữ tham gia vào các quyết định đầu tư và sản xuất, cũng như quản lý các báo về tài chính của nông hộ. Tỷ lệ nữ trưởng nhóm nông dân đến nay đạt 30% trên tổng số trưởng nhóm tham gia dự án.

Từ khi triển khai vào năm 2011, dự án NESCAFÉ Plan đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như : phân phối trên 46 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân; tái canh 46.000ha cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động phân phát cây giống; tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp. Bên cạnh những đóng góp về  mặt kinh tế và xã hội, vì một môi trường bền vững, NESCAFE Plan giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên trong việc giảm 40% lượng nước tưới, giảm 20% sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. 

4.jpgĐóng góp cân bằng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ trong toàn chuỗi giá trị của Nestlé là dự án NESCAFÉ Plan.

 

Đối với môi trường làm việc tại Nestlé, các nguyên tắc về bình đẳng giới được thể hiện rõ nét trong các hoạt động trong chiến lược phát triển nhân sự và trao quyền của Công ty. Tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao, lãnh đạo đã không ngừng tăng lên. Cụ thể, nữ giới nắm các vị trí trong Ban giám đốc đã vượt số lượng nam đồng nghiệp với tỷ lệ 55%, nữ giới cũng nắm xấp xỉ 50% vị trí quản lý các cấp khác.

5.jpg
Các nguyên tắc về bình đẳng giới được thể hiện rõ nét trong các hoạt động trong chiến lược phát triển nhân sự và trao quyền của Công ty Nestlé Việt Nam.

 

Được thành lập từ năm 1995, Công ty Nestlé Việt Nam đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Trong 25 hình thành và phát triển, công ty Nestlé Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững của Việt Nam nói chung. 

UN Women là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Là một tổ chức đi đầu toàn cầu vì phụ nữ và trẻ em gái, UN Women được thành lập để đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Giải thưởng WEPs của UN Women là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường Quyền năng Kinh tế của Phụ nữ tại Châu Á gọi tắt là chương trình WeEmpowerAsia do Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Liên minh Châu Âu (EU) hợp tác cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top