Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 8 năm 2021 | 13:2

Nếu 4 ngày tới dịch không giảm, Đà Nẵng sẽ cấm người dân di chuyển trong 7 ngày

Nếu 4 ngày tới dịch không giảm, sẽ cấm người dân di chuyển trong 7 ngày, đó là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tức là người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà, nếu các công sở, nhà máy, công trường muốn hoạt động thì phải bảo đảm các điều kiện để cán bộ, công chức, người lao động phải ở tại chỗ, không được di chuyển đi nơi khác trong vòng 7 ngày, để tiến hành xét nghiệm toàn thành phố, nhằm phát hiện và đưa các ca dương tính ra khỏi cộng đồng.
 
base64-1628735615495950153130.png
 Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố khóa X.

 

"Đây là biện pháp thành phố không mong muốn áp dụng và hy vọng không phải áp dụng. Nhưng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chúng ta vẫn phải chấp nhận hy sinh nhiều lợi ích để thực hiện và khi áp dụng sẽ có nhiều khó khăn, nhất là việc cung ứng, bảo đảm lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân toàn thành phố, tôi đề nghị HĐND thành phố thảo luận và có ý kiến về các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố; đồng thời, có những quyết sách về vấn đề này", Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng nói.
 
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng yêu cầu thành phố phải xác định công tác phòng, chống Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất trong hiện nay, cần thực hiện xuyên suốt trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”; bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống an toàn của người dân thành phố là nhiệm vụ trên hết, trước hết; không để người dân nào thiếu ăn do dịch bệnh; không để mất khả năng kiểm soát dịch bệnh, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi và giảm mức độ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh, sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.
 
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng đề nghị HĐND thành phố thảo luận, cho ý kiến làm rõ những giải pháp để thành phố nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh; hỗ trợ kịp thời cho người dân và duy trì cơ bản hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm các nguồn thu và cân đối giữa các khoản chi thiết yếu, nhất là khoản chi cho phòng, chống dịch.
 
Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp theo các quy định của Trung ương và thành phố; chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, nhất là tại các khu vực phong tỏa, cách ly; hỗ trợ người nghèo, người khó khăn. Các địa phương phải thường xuyên rà soát, không bỏ sót đối tượng nào cần hỗ trợ, không để bất kỳ người dân nào thiếu ăn.
 
“Cử tri và nhân dân thành phố an tâm. Nếu thành phố có phải thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn thì thành phố vẫn bảo đảm các điều kiện về mặt cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu. Cử tri và thành phố không cần lo lắng, không cần đi mua hàng ồ ạt. Đây là một trong những nguy cơ lây lan dịch bệnh”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh.
 
 
Hồ Cường
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top