Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2017 | 9:33

"Nếu có sự lộn xộn thì không thể phát triển bền vững"

Chiều tối 12/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác Chính phủ đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo do lãnh đạo tỉnh trình bày, trong quý I năm 2017, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt hơn 700 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Tỉnh đón trên 1,1 triệu lượt, tăng 9%. Thu ngân sách đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 33,8%.

Thủ tướng cho rằng, Lào Cai phát triển tương đối toàn diện, đi đầu khu vực Tây Bắc trong nhiều chỉ số, nhất là thu ngân sách tăng nhanh. Về cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp chỉ còn 14%. Với một tỉnh miền núi, đây là điều đáng mừng. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, liên tục nhiều năm đứng trong tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư ở Lào Cai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo

chủ chốt tỉnh Lào Cai. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực trong phát triển, khắc phục một số tồn tại, bất cập để đưa Lào Cai lên một tầm cao mới. “Mình vẫn là tỉnh nghèo. Ý chí, nghị lực, quyết tâm của Đảng bộ, UBND, HĐND, của nhân dân ở đây rất quan trọng cho phát triển”, Thủ tướng nói và đề nghị Lào Cai quyết tâm phấn đấu trở thành một tỉnh giàu mạnh của vùng Tây Bắc chứ không phải một tỉnh phát triển bình thường.

Trong đó, Thủ tướng đề nghị du lịch đưa lên mức đóng góp 30% GDP. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao với các cách làm mới. Phát triển kinh tế cửa khẩu là lối ra cho Lào Cai, do đó, Thủ tướng nhất trí với mục tiêu phát triển của tỉnh được nêu tại cuộc làm việc là xây dựng Lào Cai thành một khu kinh tế đầu mối trung chuyển hàng hóa các nước tiểu vùng sông Mekong, ASEAN, Trung Quốc, trung tâm logistics hiện đại của khu vực và quốc tế, có kết nối với hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ, cửa khẩu quốc tế và các khu công nghiệp…

Đặc biệt, khắc phục cho được tình trạng mất an ninh, an toàn xã hội về môi trường, tình trạng buôn bán người, trộm cắp, vi phạm quy hoạch trong xây dựng ở Sa Pa cũng như một số khu vực ở Lào Cai.

“Nếu có sự lộn xộn thì không thể phát triển bền vững được. Nếu như văn hóa của người dân tộc ở đây không còn, ăn xin, ăn mày, ăn cắp diễn ra trong khi lượng du khách bùng nổ thì mất hình ảnh của Lào Cai, của Sa Pa, không còn gì là du lịch nữa”, Thủ tướng cảnh báo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác thăm đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143 m.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị Lào Cai cố gắng chỉ đạo hoàn thành toàn diện kế hoạch 2017, trong đó đặc biệt giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tốt nhất, sớm nhất.

“Một tỉnh Lào Cai đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng với ước mơ là tỉnh giàu đẹp, bền vững thì tinh thần chiến đấu, ý chí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lào Cai phải tốt hơn, quyết liệt hơn, đồng bộ hơn trong các lĩnh vực, cả đối nội, đối ngoại và quản lý đô thị”, Thủ tướng nêu rõ.

Đối với các kiến nghị cụ thể của tỉnh, Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo xử lý, giải quyết với tinh thần tạo mọi thuận lợi cho Lào Cai như có cơ chế để xây dựng Sa Pa thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Thủ tướng thăm hỏi trụ trì của Bích Vân Thiền Tự trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cũng trong chuyến công tác tại Lào Cai, chiều nay, Thủ tướng đã đến Sa Pa, thăm quần thể Khu du lịch Fansipan Legend, thăm đỉnh Fansipan ở độ cao hơn 3.000 m bằng tuyến cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới.

Ở cao độ 3.143 m trên mực nước biển, đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.

Từ tháng 2/2016, hệ thống cáp treo chinh phục đỉnh Fansipan mang tên Fansipan Legend do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng chính thức đi vào hoạt động. Công trình đã có đóng góp tích cực vào phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top