Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 1 năm 2022 | 21:48

Ngành Giáo dục Nghệ An lên kế hoạch đón Tết an toàn, lành mạnh, tiết kiệm

Năm nay, học sinh bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 25/1 - 6/2 (tức ngày 23 tháng Chạp).

Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vừa có văn bản về việc tổ chức nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, cũng đã thông báo lịch nghỉ Tết đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 05 ngày từ ngày 31/01- 4/02.

Học sinh sẽ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 25/01 - 6/02.

 

20210603_062423.jpg
Học sinh bắt đầu nghỉ Tết ngày 23 tháng Chạp.

Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; hướng dẫn phụ huynh thực hiện đúng quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe; không chơi cờ bạc và tham gia các tệ nạn xã hội; thực hiện nghiêm túc quy định 5K về phòng chống dịch Covid-19.

Cùng với đó là xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 lành mạnh, vui tươi, an toàn, tạo khí thế phấn khởi, quyết tâm thực 2 hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022; tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự; đảm bảo an toàn về người và tài sản. Tổ chức, phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia trực Tết tại cơ quan, đơn vị 24/24h.

Tiếp tục hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, theo chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về việc tổ chức Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, tác dụng của “Tết trồng cây” do Bác Hồ khởi xướng; nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh thấy được vai trò, tác dụng to lớn của việc trồng cây, trồng rừng gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phối hợp với các địa phương, tổ chức “Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương hình thức, không trồng ồ ạt lấy phong trào gây lãng phí, tốn kém, đảm bảo theo đúng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh. Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương huy động các nguồn lực của xã hội, tổ chức thăm hỏi, động viên học sinh thuộc gia đình chính sách, học sinh mồ côi, không nơi nương tựa; cán bộ, giáo viên, nhân viên hưu trí có hoàn cảnh khó khăn; cán bộ, giáo viên và học sinh có người thân đang làm nhiệm vụ tại các vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc.

 

img_20220116_205243.jpg
Dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc tổ chức hội nghị, không được sử dụng các tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị để phục vụ nhu cầu riêng cho cá nhân, gia đình; không đi lễ, hội trong giờ hành chính. Dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực báo cáo trước, trong, sau Tết. Ngay sau khi hết thời gian nghỉ Tết theo quy định, phải nhanh chóng đưa các hoạt động của cơ quan, đơn vị trở lại hoạt động bình thường.

Chủ động xây dựng kế hoạch phòng cháy và chữa cháy, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra việc đảm bảo về an toàn, phòng chống cháy nổ trong phạm vi đơn vị quản lý. Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, kế hoạch ứng cứu để giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Nhắc nhở cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong dịp Tết nhằm hạn chế tối đa xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, phòng, chống dịch Covid-19 và đề phòng các dịch bệnh khác.

Ngăn chặn không để học sinh bỏ học sau Tết. Tăng cường các giải pháp huy động học sinh đến trường, duy trì tỷ lệ chuyên cần của học sinh. Rà soát các đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, phân loại để có biện pháp phù hợp với từng học sinh. Đối với học sinh nghèo, khó khăn cần huy động các nguồn lực giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời các em trong dịp Tết; không được để cho học sinh phải bỏ học do hoàn cảnh khó khăn.

Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, giáo dục, tổ chức cho học sinh vui xuân lành mạnh, gắn với việc hướng dẫn các em dành thời gian thích hợp để tự học trong thời gian nghỉ Tết. Ngay sau khi trở lại công tác sau Tết, Trưởng Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các các đơn vị trực thuộc phải trực tiếp chỉ đạo việc rà soát sĩ số học sinh; nếu có học sinh bỏ học kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, tổ chức vận động, giúp đỡ để học sinh tiếp tục đến trường.

 

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top