Ngày 14/10 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (LMHTX) kết hợp với LMHTX Ninh Bình tổ chức Hội thảo liên kết chuỗi nông sản khu vực HTX.
Hội thảo liên kết chuỗi sản xuất nông sản tại tỉnh Ninh Bình.
Hiện, HTX Nông nghiệp chiếm 64% và xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kiểu mới, ví như mô hình sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định đầu vào, đầu ra, thông qua liên kết với doanh nghiệp. Chuỗi giá trị có hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, hướng tới sản xuất các sản phẩm VietGAP, GlobanGAP và sản xuất hữu cơ, thu lợi nhuận cao, tăng khả năng lựa chọn cho khách hàng.
Đặc biệt, LMHTX Việt Nam đã tổ chức theo chuỗi giá trị cung ứng, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ cho các HTX. HTX chủ động liên kết với siêu thị cả trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, các HTX đã chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp bản địa, sản phẩm OCOP tạo đầu ra thông thoáng cho hàng nông sản Việt…
Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được như đã kể trên vẫn còn nhiều ý kiến cần bàn sâu, ví như, chúng ta đã có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu, nhưng có chắc cạnh tranh được với Thái Lan không?
Hoặc, nhiều HTX còn loay hoay chưa ra được VietGAP, chưa nói tới GlobanGAP, vậy, con đường “ngắn” nhất phải là OCOP, coi như đây là tấm “vé” vào cửa.
Còn về xúc tiến thương mại, phần lớn HTX chờ doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm, họ rất chậm trong xúc tiến thương mại và thiếu quảng bá sản phẩm. Nhất là mua đưa ra thị trường quốc tế, việc quảng bá rất quan trọng.
Ông Nguyễn Trương Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Ninh Bình, cho biết: “Tôi đang xây dựng chuỗi nhưng vướng một số chính sách, ví như: HTX muốn làm vùng nguyên liệu xuất khẩu, khâu đầu tiên phải tích tụ ruộng đất, có hệ thống kho bãi nhà xưởng đàng hoàng, sạch sẽ.
Song, không xây dựng được trên đất nông nghiệp, vậy, muốn tập kết phân bón, nguyên liệu sản xuất ở đâu? Chưa nói, sản xuất ra sản phẩm đường sá ô tô vào không có, chẳng lẽ lại kéo bằng xe bò.”
Chia sẻ những khó khăn, thuận lợi với các thành viên và địa phương, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Lịch sử phát triển HTX trên thế giới đã qua 200 năm, ở nước ta bắt đầu hình thành từ năm 1960, song phải đến năm 2012, khi có Luật HTX kiểu mới, lúc này mới định hình được HTX là HTX, doanh nghiệp là doanh nghiệp.
Mặt khác, chúng ta cũng không có cách nào phát triển chuỗi nông sản, nếu bỏ qua nông dân. Vấn đề là phải phát triển như thế nào? Phải rút ngắn khoảng cách, không phải chờ 200 năm như thế giới.
Có thể bằng cách tổ chức HTX theo hình thức kinh tế chia sẻ, kinh tế cộng đồng, điều này cũng không khác doanh nghiệp, chỉ khác sở hữu vốn. Chắc chắn, chúng ta không cần 200 năm, chỉ khoảng 40 – 50 năm sẽ có mô hình kinh tế hợp tác chuẩn”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.