Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 7 năm 2021 | 21:8

Ngày thứ 4 giãn cách tại Hà Nội: Một số công trình được thi công, nhiều trường hợp bị xử phạt

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tổ chức thi công xây dựng bảo đảm đúng tinh thần và nội dung của Chỉ thị số 17/CT-UBND, bảo đảm cao nhất yêu cầu phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị xử phạm do vi phạm phòng, chống dịch.

Xây dựng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Ngày 27/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản 2397/UBND-ĐT về việc tổ chức thi công xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021. UBND thành phố chấp thuận cho phép tổ chức thi công xây dựng trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND đối với các công trình sau: Dự án nhà máy sản xuất vắc xin tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất); nhà giải phẫu bệnh lý - Bệnh viện Quân y; các dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Sơn Tây, Hà Đông; Bệnh viện K (quận Hoàn Kiếm); các công trình trọng điểm, xử lý cấp bách chống sạt lở kè bờ sông và công trình thoát lũ, gồm 19 dự án (trong đó có 17 dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị; 1 dự án do UBND huyện Ba Vì đề nghị; 1 dự án do UBND thị xã Sơn Tây đề xuất); công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng doanh trại cơ quan Bộ Tư lệnh 86 đang triển khai tại địa bàn huyện Gia Lâm; trụ sở làm việc Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an); trụ sở Tòa án nhân dân thành phố; Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Samsung Việt Nam tại Khu trung tâm Tây hồ Tây.

vt.jpg
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 - Ảnh minh hoạ

 

UBND thành phố yêu cầu các đơn vị tổ chức thi công xây dựng bảo đảm đúng tinh thần và nội dung của Chỉ thị số 17/CT-UBND, bảo đảm cao nhất yêu cầu phòng, chống dịch. Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu phải có phương án, kịch bản duy trì thi công bảo đảm phòng, chống dịch gửi UBND quận, huyện, thị xã chấp thuận và giám sát thực hiện; đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn (số lượng, danh sách lao động, phương án bảo đảm sản xuất an toàn phòng, chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất) và bảo đảm thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị. UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thường xuyên, liên tục đối với các công trình được phép hoạt động thi công xây dựng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; xử lý nghiêm theo quy định hiện hành của pháp luật đối với các trường hợp không nghiêm túc chấp hành.

Đối với nhóm công trình, dự án do UBND quận, huyện, thị xã đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công: Giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát kỹ, chấp thuận các công trình đủ điều kiện để tiếp tục triển khai thi công trong thời gian giãn cách xã hội, bảo đảm nguyên tắc là công trình trọng điểm, cấp bách theo đúng Chỉ thị số 17/CT-UBND và các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, ngày 24/7, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc về việc triển khai thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Sở yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng dừng mọi hoạt động xây dựng tại tất cả các công trình trong vòng 15 ngày, kể từ 6h ngày 24/7.

Đối với các công trình trọng điểm cấp bách, chủ đầu tư có văn bản đề nghị, cam kết gửi UBND quận, huyện, thị xã sở tại, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội để tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng kiến nghị UBND thành phố xem xét cho phép hoạt động. Công trình thuộc diện trọng điểm cấp bách chỉ được hoạt động sau khi được UBND thành phố cho phép. Trong quá trình hoạt động phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch; chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc phòng, chống dịch khi hoạt động.

Phạt hơn 800 trường hợp với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng

Theo báo cáo, trong 4 ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 17, Hà Nội đã xử phạt hành chính số tiền hơn 3 tỷ đồng các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19. Trong số này, 252 người không đeo khẩu trang nơi công cộng, bị xử phạt tổng cộng 430 triệu đồng. 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị xử phạt 207,5 triệu đồng. 537 trường hợp bị xử phạt hơn 896 triệu đồng về các hành vi vi phạm khác như không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người nơi công cộng, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách.

Đáng chú ý, khoảng 7h15 ngày 24/7, tại chốt kiểm soát khu vực cầu Liêu (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), lực lượng chức năng phát hiện L.Q.O. (SN 1983, trú tại thôn Vĩnh Lộc 3, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, là đối tượng khuyết tật đặc biệt dạng thần kinh, hiện đang được hưởng trợ cấp mức 2 của nhà nước từ năm 2019 đến nay) không đeo khẩu trang. Tổ công tác đã kiểm tra, nhắc nhở; L.Q.O. không chấp hành, có lời lẽ xúc phạm và dùng tay đánh công an viên xã Thạch Xá. Các lực lượng chức năng lập biên bản, bàn giao O. cho gia đình, yêu cầu quản lý chặt chẽ.

xu-phat-17512329-18531118.jpg
Ngày 27/7, 804 trường hợp ở Hà Nội vi phạm quy định về phòng chống dịch bị phạt với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng.

 

Khoảng 14h20 ngày 24/7, tại chốt kiểm soát thôn 3, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), N.V.T. (SN 1984;, trú tại hôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) điều khiển xe mô tô qua chốt kiểm soát nhưng không có lý do chính đáng nên không được đi qua chốt.

Tổ công tác tuyên truyền, nhắc nhở, T. không chấp hành, có hành vi lăng mạ, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ và điều khiển xe bỏ chạy. Các lực lượng chức năng sau đó lập biên bản, xử lý theo quy định. Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top