Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 5 năm 2018 | 8:2

Nghệ An: Báo động tình trạng khai thác cát rút ruột sông Lam

Tình trạng khai thác cát, sạn tràn lan trên dòng sông Lam đoạn qua huyện Đô Lương (Nghệ An) diễn biến hết sức phức tạp. Thực trạng này, làm thay đổi dòng chảy, hai bên bờ sông bị biến dạng, sạt lở nghiêm trọng cuốn theo hàng chục héc ta hoa màu.

Thời gian qua, tình trạng khai thác cát, sạn tràn lan trên dòng sông Lam đoạn qua huyện Đô Lương (Nghệ An) diễn biến hết sức phức tạp. Thực trạng này, làm thay đổi dòng chảy, hai bên bờ sông bị biến dạng, sạt lở nghiêm trọng cuốn theo hàng chục héc ta đất đai, hoa màu của người dân.
 
Đua nhau sắm phương tiện đục khoét lòng sông
 
Theo ghi của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, trên dòng sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương mỗi ngày có hàng chục phương tiện hoạt động chuyên hút cát, sạn dưới đáy sông lên cung cấp cho các “đại lý”. Để đưa đi tiêu thụ những chiếc xà cạp loại lớn hoạt động hết công suất đưa lên những chiếc xe ben hạng “khủng” đang nối đuôi nhau chờ sẵn rồi vận chuyển đi tiêu thụ cho những công trình xây dựng, công trình dân sinh và san lấp mặt bằng trong khu vực.
 
Trong tời gian qua, việc khai thác khoáng sản được coi là nghề “ăn nên làm ra” và siêu lợi nhuận kể cả khai thác khoảng sản có phép đến hoạt động không phép. Chính vì lợ nhuận kếch xù đó, một số người dân sinh sống ven sông người người mua săm phương tiện, nhà nhà mua săm phương tiện để đục khoét sông Lam.
 
Hiện, số lượng phương tiện chuyên khai thác khoảng sản trái phép trên dòng sông Lam đoạn qua huyện Đô Lương đã tăng lên từng ngày không thể đếm xuể. Tiếng máy nổ của nhưng phương tiện chuyên hút cát, đá, tiếng ồn của những chiếc xà cạp trên bờ khi đang hoạt động, công thêm với những tiếng gầm rú của động cơ xe ben oằn mình chở đầy khoáng sản tạo thành một âm thanh hỗn hợp như một đại công trình. Từng ngày, từng giờ dòng sông Lam trong xanh ngày nào đang bức tử dòng nước trở nên đục ngầu do tác động thô bạo của chính con người.
dscn2760.JPG
 Hàng chục phương tiện hoạt động chuyên hút cát, sạn dưới đáy sông lên cung cấp cho các “đại lý”

Nóng nhất là khu vực thượng lưu và hạ lưu công trình đại thủy nông ba ra Đô Lương. Tại đây, số lượng phương tiện hoạt động chuyên hút cát, đá cũng tăng lên từng ngày đang bao vây uy hiếp trực tiếp đến an toàn vận hành của công trình quốc gia này. Khu vực xã Bồi Sơn, ngay tại điểm sạt lở nghiêm trọng cũng không kém phần phức tạp, mỗi ngày có nhiều phương tiện đục khoét đáy sông liên tục ra vào chở đầy khoáng sản được lấy dưới đáy sông vận chuyển vào bãi tập kết trên bờ. Khu vực cầu Đô Lương bắc qua sông Lam trên tuyến quốc lộ 7, tình trạng hút cát, đá tại đây cũng diễn ra hết sức rầm rộ, từ trên cầu nhìn xuống dòng sông thấy nhiều phương tiện đang hoạt động khai thác khoáng sản dưới dòng sông cách khu vực chân cầu gần 1 km. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến an toàn chân cầu Đô Lương là điều khó tránh khỏi.

Theo ghi nhận của PV, tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan trên dòng sông Lam không chỉ diễn ra ở huyện Đô Lương mà tình trạng này trên địa bàn huyện Anh Sơn cũng không kém phần phức tạp. Dòng sông Lam đoạn chảy qua xã Lĩnh Sơn, Tào Sơn, Lạng Sơn, Khai Sơn... của huyện Anh Sơn, trên sông luôn xuất hiện hàng chục phương tiện hoạt động chuyên lùng sục bất kể ngày đêm để đục khoét đáy sông. Khu vực cầu Khai Sơn trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh thuộc địa bàn xã Khai Sơn cũng có nhiều phương tiện đang hoạt động hút cát, đá ngay gần chân cầu bất chấp có thể gây sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến chân công trình này.
 
Bãi tập kết cát, đá, xã nào cũng có
 
Dọc theo hai bờ sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương có hàng chục xã, thị trấn. Xã nào cũng có từ một đến hai bãi tập kết cát, đá (xã Trung Sơn, xã Thuận Sơn, xã Tràng Sơn, Bắc Sơn...) được khai thác dưới dòng sông Lam lên để bán cho người có nhu cầu. Bình quân mỗi bãi tập kết cát, đá này đều sở hữu nhiều tàu thuyền hút cát, đá cung cấp cho bãi tập kết. Như vậy, số lượng phương tiện chuyên hút cát, đá đục khoét đáy sông Lam đoạn qua huyện Đô Lương là nhiều vô kể. Trong đó có những bãi tập kết khoảng sản đã tồn tại hàng chục năm qua, có bãi mới được dựng từ 5 - 7 năm nay.
 
Không những vậy, trên địa bàn xã Bồi Sơn ngay tại điểm sạt lở nghiêm trọng, trước đây chỉ có một bãi tập kết khoáng sản, nhưng khối lượng tiêu thụ hàng ngày quá lớn nên không đáp ứng nổi, nên gần đây lại mọc thêm một bãi nằm cận kề. Những chiếc xà cạp loại lớn được lắp đặt vươn ra dòng sông để vét khoáng sản từ đáy sông lên. Mỗi ngày có nhiều phương tiện chuyên hút cát, đá hoạt động liên tục, tiếng máy nổ inh ổi, tiếng gầm rú của động cơ xe ben làm kinh động đến sự tĩnh lặng linh thiêng đến đền Quả Sơn nơi thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang.
 
Trên địa bàn thị trấn Đô Lương có bãi cát, đá không lồ sở hữu tại một khu đất rộng lớn tồn tại hàng chục năm qua, riêng bãi mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện là xe ben hạng nặng, loại xe ben 5 tấn ra vào liên tục chuyên chở đầy ắp cát, đá phục vụ cho những công trình xây dựng trên địa bàn.
dscn2860.JPG
Tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan trên dòng sông Lam không chỉ diễn ra ở huyện Đô Lương mà tình trạng này trên địa bàn huyện Anh Sơn cũng không kém phần phức tạp

Ngoài ra, dòng sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương đã biến dạng thay đổi dòng chảy thất thường, có đoạn dòng chảy ăn sâu vào đất cánh tác của dân hàng chục mét, khiến hàng chục héc ta đất canh tác hoa màu của người dân đã đi theo dòng nước làm cuộc sống thường ngày gặp khó khăn.

Điển hình là bãi bồi phù sa trên địa bàn xã Bồi Sơn, trước đây xã này có một bãi bồi vươn ra bờ sông rộng hàng trăm mét, có diện tích hàng chục héc ta đất canh tác hoa màu; nhờ đó người dân xã này có đất sản xuất trồng trọt hoa màu đời sống kinh tế cũng ổn định hơn.
 
Tuy nhiên, sự hoành hành của nạn khai thác khoáng sản tràn lan vô tội vạ của một số phương tiện hoạt động cả ngày lẫn đêm khiến cho bãi bồi này đã đi theo dòng nước chỉ trong một thời gian ngắn. Dân mất đất sản xuất, hoa màu trồng trọt ra cũng xuôi theo dòng nước, đời sống kinh tế của người dân địa phương sở tại vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
 
Trước sự dòng nước bứt phá bờ sông nghiêm trọng, Nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để kè bờ sông đoạn bãi phù sa xã Bồi Sơn nhằm ngăn chặn kìm hãm của dòng sông đang từng ngày, từng giờ khoét sâu vào lòng đất. Tuy nhiên, với thực trạng như hiện nay những phương tiện chuyên hoạt động đục khoét dòng sông với cường độ, tầng suất qui mô ngày càng lớn thì bờ kè hàng chục tỉ đó cũng khó lòng trụ vững. Hàng chục tỉ đồng Nhà nước bỏ ra để kè bờ sông cũng có nguy cơ bị dòng nước xua tan trong thời gian không xa.
 
Tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan như hiện nay trên dòng sông Lam đoạn qua huyện Đô Lương là đáng báo động, mỗi năm khối lượng cát, đá được lấy từ đáy sông lên là khó thống kê được, sự thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia có thể là khó đong đếm, những bãi tập kết cát, đá ở trên bờ, những phương tiện chuyên hút cát, đá ở trên địa bàn huyện được cấp phép mỗi năm ngân sách thu được bao nhiêu?, trong đó chưa kể nhưng hoạt động khai thác khoảng sản trái phép, không phép. Thực tế đã cho thấy tác hại môi trường sống là không hề nhỏ, hàng chục héc ta đất sản xuất đang canh tác hoa màu của người dân đã bị cuốn theo dòng nước, Nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng tiền ngân sách để kè những điểm sạt lở và những cung đường bị băm nát do xe ben chuyên chở cát, đá gây ra. Những thiệt hại trước mắt là rất lớn.
 

Trước thực trạng khai thác khoảng sản tràn lan không kiểm soát trên dòng sông Lam đoạn chảy qua huyện Đô Lương, Báo Kinh tế nông thôn đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Nghệ An vào cuộc thanh, kiểm tra xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm môi trường, làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, tài nguyên đất đai sản xuất của người dân ở hai bên bờ sông và trả lại dòng nước trong xanh vốn có của dòng sông Lam.

 

 

 

 

Hữu Danh
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top