UBND tỉnh Nghệ An thống nhất phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh. Theo đó, TP Vinh dự kiến sẽ sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số thị xã Cửa Lò và 9 xã của huyện Nghi Lộc, nâng diện tích lên gấp đôi so với hiện tại.
Tại phiên họp UBND tỉnh Nghệ An thường kỳ tháng 7, các thành viên UBND tỉnh đã nghe và cho ý kiến vào phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh. Tại phiên họp, Tổ soạn thảo đề án mở rộng không gian TP Vinh đã trình bày 5 phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh để các thành viên UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến.
Sau khi thảo luận, UBND tỉnh Nghệ An thống nhất đề xuất phương án 3, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Cửa Lò và 9 xã của huyện Nghi Lộc, gồm: Khánh Hợp, Nghi Thịnh, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Vạn về TP Vinh quản lý.
Theo phương án này, sau sáp nhập, diện tích tự nhiên của TP Vinh là 205,18km2, dân số khoảng 482.336 người, số đơn vị hành chính 41. Tất cả các tiêu chí vượt quy định tại nghị quyết số 1211-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi mở rộng sẽ thành lập thêm một số phường từ các xã để đạt tiêu chí đô thị theo quy định.
Mặt khác, phương án này vẫn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Vinh đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 52. Đồng thời, có thể tiến hành thực hiện các bước xây dựng hồ sơ đề án mở rộng thành phố Vinh được ngay.
Ông Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh việc xây dựng đề án mở rộng không gian TP Vinh phải nằm trong phạm vi nghiên cứu của quyết định 52 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời phải tính đến tình hình thực tế, điều kiện để thực hiện, truyền thống văn hóa, lịch sử của các địa phương để điều chỉnh hợp lý.
Việc mở rộng thành phố Vinh và thành lập các phường thuộc thành phố Vinh là phù hợp với các định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ về tài chính, thương mại du lịch, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh; trở thành thành phố hiện đại, văn minh và giàu mạnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.