Liên quan đến việc đón công dân về từ TPHCM và các tỉnh phía Nam, Nghệ An sẽ tổ chức, thực hiện đón về theo 2 nhóm và thời gian đón đợt 1 dự kiến khoảng 1.000 công dân vào đầu tháng 8/2021.
Ngày 28/7, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An tổ chức họp triển khai một số giải pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới; triển khai kế hoạch đón công dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam trở về địa phương.
Nhận định tình hình dịch trong thời gian tới, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết, dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp. Tại Nghệ An, tính đến này đã ghi nhận 194 ca nhiễm Covid-19 ở 14 địa phương. Trong đó, điểm dịch mới phát sinh tại huyện Quỳnh Lưu đang khá phức tạp.
Trong khi đó, lượng người về từ các tỉnh phía Nam bằng nhiều hình thức đang tăng lên, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Chỉ tính riêng 4 ngày gần đây đã ghi nhận gần 3.000 người trở về từ các tỉnh, thành, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Toàn tỉnh có 22.708 đã trở về từ các địa phương trên cả nước chưa qua 14 ngày.
Đại diện của Sở LĐ-TB&XH cho biết: Tính đến ngày 26/7, đã có gần 10.000 người đang ở các tỉnh phía Nam đăng ký được trở về Nghệ An thông qua website: dangkyveque.nghean.gov.vn. Trong đó, có 4.546 người đang ở TP. Hồ Chí Minh; 3.621 người đang ở Bình Dương và 1.041 người đang ở Đồng Nai. Sở này cũng đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng phương án đợt 1 đón công dân từ các tỉnh phía Nam có nguyện vọng trở về.
Về phương án đón công dân người Nghệ An từ TP HCM và các tỉnh phía Nam có nhu cầu trở về, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An thống nhất phương án sẽ chia thành từng đợt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, địa phương và phù hợp với tình hình thực tế.
Cụ thể, Nghệ An sẽ thực hiện đón đợt 1 với khoảng 1.000 người từ TPHCM trở về quê theo 2 nhóm:
Nhóm thứ 1, ưu tiên các đối tượng người có bệnh hiểm nghèo, ốm đau dài ngày; phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ; người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em với khoảng 600 người.
Nhóm thứ 2 gồm những người có điều kiện, có khả năng tự chi trả kinh phí mua vé máy bay, cách ly, xét nghiệm và các chi phí khác.
Về phương tiện, tỉnh thống nhất đợt 1 sẽ vận chuyển các đối tượng này về quê bằng máy bay. Đối với nhóm thứ 1 sẽ được hỗ trợ toàn bộ tiền vé máy bay, từ các nguồn: Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; các doanh nghiệp có tấm lòng đóng góp. Đối với nhóm thứ 2 thì phải tự chi trả tiền vé, về theo kế hoạch đã đăng ký và thống nhất với hãng hàng không.
Những công dân trở về sẽ được cách ly tại các khu cách ly tập trung của tỉnh, tại các điểm cách ly có thu phí là khách sạn ở TP Vinh, TX Cửa Lò. Nhóm thứ 1 sẽ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí ăn, ở, xét nghiệm. Tại các điểm cách ly có thu phí thì thông báo cho những người có nhu cầu để đăng ký.
Về thời điểm đón, cố gắng thực hiện trong đầu tháng 8. Lên kế hoạch, phương án để thực hiện đúng, đầy đủ, phối hợp tích cực để triển khai đón công dân an toàn, hiệu quả.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các ngành, đơn vị phải bám kế hoạch, phương án để thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được giao, phối hợp tích cực để triển khai đón công dân an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông, thông tin để người dân hiểu về tính nhân văn, ý nghĩa tích cực của kế hoạch.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.