Khoảng 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory không vào nhà máy làm việc nhằm đòi hỏi một số quyền lợi.
Sau 5 ngày ngừng việc, công nhân vẫn không quay lại làm việc dù lãnh đạo Công ty đã có văn bản trả lời, nhiều kiến nghị được giải quyết.
Cụ thể, ngay trong ngày đầu tiên trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán, gần 5.000 công nhân Công ty THHH Viet Glory đóng tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu đã không vào làm việc mà tập trung bên ngoài để yêu cầu công ty đáp ứng một số quyền lợi.
Công nhân yêu cầu tăng lương cơ bản trong khi các doanh nghiệp khu vực xung quanh đã tăng lương cơ bản cho người lao động thì Viet Glory vẫn chưa tăng. Ngoài ra, với những người đã làm việc lâu năm cũng không có phụ cấp hay thâm niên. Theo đó, mức lương trung bình là 3.690.000 đồng/tháng kèm một số khoản khác, tổng thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, công nhân đề nghị Công ty thanh toán tiền hỗ trợ Covid-19 theo quy định; không được chấm dứt hợp đồng với công nhân sau khi họ nhiễm nCoV. Một số khoản phụ cấp như xăng xe, phụ cấp cho phụ nữ nuôi con nhỏ… công nhân cũng không được nhận đủ mà thường bị trừ vào các ngày phép tháng… Nhiều người cho rằng như vậy là không thỏa đáng.
Sau khi phản ánh tới các bộ phận liên quan cũng như tổ chức công đoàn để kiến nghị lên lãnh đạo công ty không có kết quả, các công nhân đã đồng loạt nghỉ việc, yêu cầu thực hiện đối thoại và có câu trả lời rõ ràng cho hàng nghìn công nhân.
Ngay khi sự việc diễn ra, một cuộc làm việc giữa đại diện Sở Công thương Nghệ An, các cơ quan chức năng huyện Diễn Châu và đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory đã diễn ra để làm rõ những kiến nghị của công nhân.
Phía lãnh đạo huyện Diễn Châu yêu cầu Công ty có thông báo bằng văn bản trả lời dứt điểm các kiến nghị của công nhân, trong đó nói rõ nội dung kiến nghị nào có thể giải quyết, nội dung nào không thể giải quyết, nội dung nào đang xem xét để công nhân yên tâm, sớm quay trở lại làm việc.
Đến 18h ngày 8/2, Công ty TNHH Viet Glory đã có văn bản trả lời 11 yêu cầu, kiến nghị của công nhân. Theo đó, Công ty sẽ tăng trợ cấp xăng xe từ 200 nghìn lên 260 nghìn/tháng; tăng bữa ăn ca từ 18 lên 20 nghìn đồng; trợ cấp nuôi con nhỏ 50 nghìn/tháng cho nam công nhân (nếu vợ không làm việc ở Công ty).
Công ty cũng cho phép công nhân bị F0 sau khi khỏi bệnh được trở lại làm việc, hoàn tất thủ tục đề nghị hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng COVID-19, giải quyết trục trặc của máy chấm công, cấm buộc công nhân làm việc trước giờ quy định; điều chỉnh thái độ của quản lý.
Đối với các kiến nghị như lương tháng 13, chế độ phụ cấp thâm niên, độc hại, nghỉ phép năm, yêu cầu tăng lương... sẽ được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và của công ty.
Tuy nhiên, đến sáng ngày 11/2, những công nhân tại Công ty TNHH Viet Glory vẫn không quay lại làm việc dù lãnh đạo công ty đã có văn bản trả lời một cách cầu thị, nhiều kiến nghị đã được giải quyết. Toàn bộ công nhận không đồng ý với phương án giải quyết của doanh nghiệp, tiếp tục yêu cầu công ty tăng lương, bổ sung phụ cấp thâm niên thì mới quay lại làm việc.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Đức Cường - Chủ tịch LĐLĐ huyện Diễn Châu khẳng định: “Kiến nghị của người lao động là hoàn toàn chính đáng, tuy nhiên cần xét vào tình hình thực tế và quy định của pháp luật để có phương án hợp lý, hài hòa lợi ích đôi bên”.
Ông Cường cũng cho rằng, thời gian ngừng việc đã kéo dài, gây thiệt hại cho cả đôi bên, việc tập trung đông người trong bối cảnh hiện nay sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch Covid-19. Thời gian tới, tổ chức công đoàn sẽ tiếp tục tuyên truyền cho công nhân chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp và đàm phán với lãnh đạo Công ty TNHH VietGlory để xây dựng chính sách, chế độ phù hợp với mặt bằng chung trong toàn huyện.
Được biết, Công ty TNHH VietGlory là doanh nghiệp FDI chuyên làm giày da, thành lập năm 2019, có địa chỉ tại xóm 8, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, hiện có trên 5.000 công nhân. Vào đầu năm năm 2021, tại đây xảy ra vụ ngừng việc của gần 1.400 công nhân. Công ty đã thành lập công đoàn cơ sở vào tháng 3/2021.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.