Với vị trí địa lý thuận lợi, Nghệ An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, phấn đấu trở thành tỉnh khá ở phía Bắc.
Chiều 21/2, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Bính Thân 2016, hội nghị được ngân hàng BIDV trài trợ.
Đây là hoạt động thường niên được UBND tỉnh Nghệ An tổ chức từ năm 2009. Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư đầu xuân đã trở thành một điểm hẹn giữa tỉnh với các nhà đầu tư, mở ra diễn đàn đối thoại cởi mở, tạo nhiều cơ hội mới trong thu hút đầu tư vào Nghệ An.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Hội nghị.
Qua 7 kỳ hội nghị, tỉnh Nghệ An đã thu hút được 663 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 230.000 tỷ đồng, trong đó có 626 dự án đầu tư trong nước với trên 70.000 tỷ đồng và 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 158.000 tỷ đồng (tương đương gần 7.200 triệu USD). Có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động hiệu quả, tạo được nhiều việc làm và nộp ngân sách khá lớn.
Đặc biệt, năm 2015 là năm ghi dấu nhiều thành quả ấn tượng trong công tác xúc tiến, đầu tư của tỉnh, với 111 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, mức vốn đăng ký đạt hơn 87 nghìn tỷ đồng.
Trong những năm qua, các nhà đầu tư đã gắn bó, đồng hành cùng tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội như: Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Công ty CP Thực phẩm sữa TH, MDF, Sabeco; các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản... Bên cạnh đó cũng như các nhà đầu tư mới như: Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn The Vissai,...
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện doanh nghiệp, tổ chức hợp tác quốc tế đã trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư tại Nghệ An cũng như bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả hợp tác, đem lại lợi ích cho cả 2 bên.
Ký cam kết đầu tư vào Nghệ An.
Trong thời gian tới, thu hút đầu tư tiếp tục được xác định là giải pháp quan trọng trong phát triển kinnh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhất, tạo hạ tầng và dịch vụ thuận lợi cho nhà đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn cho các nhà đầu tư. Năm 2016, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu thu hút ít nhất 120 dự án với tổng vốn đăng ký từ 50.000 - 80.000 tỉ đồng, trong đó chú trọng thu hút FDI với tổng mức vốn đạt 8.000 – 10.000 tỉ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, hệ thống pháp luật của nước ta, đặc biệt là các luật liên quan tới kinh tế, đầu tư, thương mại ngày càng hoàn thiện, hoàn chỉnh tạo khuôn khổ pháp lý cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào Việt Nam, trong đó có tỉnh Nghệ An, đồng thời tin tưởng với vị trí địa lý thuận lợi tỉnh Nghệ An sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, phấn đấu trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, nhằm tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo mục tiêu của Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Dịp này, UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành trao giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư cho 10 dự án mới, với tổng số vốn đầu tư 3.566 tỷ đồng; ký kết Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI; và ký kết thoả thuận đầu tư, hợp đồng nguyên tắc cung cấp tín dụng với 5 nhà đầu tư.
Lang Khiêm
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.