Nắng nóng kéo dài trong thời gian vừa qua đã làm cho nhiều diện tích gieo trồng ở tỉnh Nghệ An lâm vào cảnh hạn hán khốc liệt, hàng nghìn hecta lúa khô héo, thiếu nước trầm trọng.
Tại tất cả các địa phương, nhất là các vùng như Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Yên Thành..., tình trạng khô hạn diễn ra trên diện rộng. Bên cạnh đó, tại các vùng chuyên canh lúa cũng bắt đầu bị ảnh hưởng nặng như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và thành phố Vinh.
Hiện, Nghệ An có 86.000ha lúa, trong đó đến nay có hơn 1.000 ha lúa mùa và lúa Hè Thu bị chết. UBND tỉnh đã yêu cầu các nhà máy thủy điện trên địa bàn như: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thống nhất kế hoạch xả nước gắn với nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du.
Nhiều hồ đập trên địa bàn Nghệ An trơ đáy do tình trạng hán hán kéo dài.
Huyện Nghi Lộc hiện có 5 trạm bơm, 8 hồ chứa, 2 cống ngăn mặn giữ ngọt, phục vụ tưới gần 2.860ha lúa/vụ do Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Nam Nghệ An quản lý. Mặc dù thường xuyên được nạo vét, nhưng do được xây dựng từ lâu, mực nước hạ thấp nên hiện nhiều công trình không thể tiếp tục cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất.
Theo ông Trần Nguyên Hòa – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc: “Thời điểm hiện tại, gần 3.000 ha lúa của huyện đang bị hạn, trong đó gần 1.500 ha lúa hạn nặng, 700 ha lúa bị hạn từ 30-70%. Diện tích lúa bị hạn tập trung tại các xã Nghi Trung, Nghi Hoa, Nghi Mỹ, Nghi Phương. Ông nhận định, trong vòng 5 ngày tới nếu không có mưa thì hơn 3.000 ha lúa đã gieo cấy sẽ khô kiệt, chết. Chưa năm nào mà tình trạng hạn lại nặng như năm nay, trước tình trạng đó, UBND huyện tuyên truyền cho bà con nông dân chuyển đổi cây trồng thay thế cây lúa đã bị chết".
Diện tích lúa bị chết cháy tại TT Quán Hành (huyện Nghi Lộc, Nghệ An)
Tương tự, hạn hán cũng làm cho hàng nghìn hecta lúa tại huyện Hưng Nguyên có nguy cơ chết cháy. Nhiều hộ nông dân đã phải chuyển đổi việc sản xuất lúa sang hoa màu hoặc chăn nuôi gia súc. Hiện toàn huyện có 2.000 ha lúa bị hạn, chủ yếu là lúa trong thời kỳ đẻ nhánh, trong đó có 1.500 ha bị hạn nặng lúa khô héo, chết cháy.
Theo báo cáo của Cty TNHH MTV Thủy Lợi Nam, từ ngày 01/5/2020 đến ngày 16/07/2020 thời tiết không có mưa, nắng nóng diễn ra gay gắt trên toàn hệ thống mực nước sông Lam xuống thấp, cống Nam Đàn không có nước nguồn vào nên mực nước các sông và kênh thuộc hệ thống khô cạn có những trạm bơm không thể hoạt động được như trạm 16A, trạm 16B, trạm Thọ Sơn... do đó có nhiều vùng bị hạn.
Trong vòng 5 ngày tới nếu không có mưa thì hơn 3.000 ha lúa đã gieo cấy sẽ khô kiệt, chết.
Theo đó, diện tích bị hạn tại Nam Đàn (tính từ ngày 1/5 đến 30/6) là 130 ha; huyện Hưng Nguyên là 472,8 ha; TP Vinh là 1.184,4 ha; Nghi Lộc 2699, 83 ha. Trong đó, hạn gia tăng từ ngày 1/7 đến 16/7 tại huyện Nam Đàn là 685,47 ha; Hưng Nguyên là 505,5 ha; xí nghiệp thủy lợi Vinh 209,6 ha; Xí nghiệp thủy lợi Nghi Lộc: 1.466,54 ha.
Nếu trong những ngày tới không có mưa nắng nóng kéo dài thì diện tích hạn tiếp tục tăng lên; Diện tích khả năng bị hạn thêm như sau: XN Nam Đàn: 180 ha; XN Hưng Nguyên: 600 ha; XN Vinh: 41,06 ha; XN Nghi Lộc: 81 ha.
Nhiều diện tích tại huyện Yên Thành (Nghệ An) cũng rơi vào tình trạng thiếu nước, hạn nặng.
Cùng với đó là các biện pháp mà Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Nam đã thực hiện để chống hạn trong thời gian qua như: Đắp đập mềm ngăn sông Cấm để ngăn mặn giữ ngọt và dâng đường mực nước cho các trạm phía trên có nước nguồn để phục vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có công điện khẩn về việc chống hạn, yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với các công ty thủy lợi trên địa bàn, chủ động lực lượng, thiết bị, tận dụng mọi nguồn nước để bơm tưới phục vụ sản xuất và cấp nước dân sinh.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.