Lũ trên các sông ở Nghệ An đã xuống nhưng đối với những vùng hạ du của thủy điện Bản Vẽ như huyệnThanh Chương, nhiều xã vẫn còn ngập sâu, bị cô lập hoàn toàn. Chính quyền địa phương cùng người dân đang khắc phục những hậu quả sau lũ.
Hơn 500 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu đang cần các nhu yếu phẩm cần thiết, thiếu nước sạch.
Chiều 31/10 đến sáng ngày 1/11 nước lũ đã rút tại những xã bị ngập nặng của huyện Thanh Chương (Nghệ An), lực lượng chức năng cùng chính quyền các địa phương, người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Xã Thanh Đức nằm bên bờ sông Giăng bị ngập nặng nhất, có xóm bị ngập hơn 3m. Đến sáng 1/11, tranh thủ lúc nước rút, người dân địa phương tập trung vệ sinh nhà cửa, thu dọn đồ đạc, tài sản bị hư hại để sớm ổn định cuộc sống.
Tại xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương), những hộ bị ngập đã nhờ người thân, anh em họ hàng phân công nhau lau chùi lại đồ đạc, bàn ghế, đẩy bùn non ra khỏi nhà, khỏi san; sau đó dùng vòi nước gắn với máy bơm dã chiến cỡ lớn để xịt rửa khuôn viên bị bùn bám vào.
Nguyện vọng của người dân hiện nay là được chính quyền các cấp, các ngành chức năng đề ra chính sách hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ vật nuôi, tạo nguồn sinh kế để người dân vượt qua hoạn nạn.
Ông Bùi Xuân Lĩnh – Chủ tịch UBND xã Võ Liệt thông tin: “hiện chính quyền địa phương đang giúp người dân khắc phục sau lũ tại các hộ gia đình và các điểm trường. Mấy chục hecta hoa màu đều mất trắng, lợn gà, cá vụ 3 theo dòng lũ xuống sông biển cả”.
Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết, trong hai ngày 30 - 31/10 huyện có hơn 1.800 nhà dân bị ngập nước.
Hiện, ở các xã nước đã lũ đã rút, huyện chỉ đạo chính quyền các địa phương tập trung giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Trên địa bàn huyện có 7 xã vùng trũng (trong tổng số số 37 xã, thị trấn) nước chưa rút hết, đó là các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Mai, Thanh Tùng... bởi đây là các địa phương vùng trũng, nước lũ rút chậm.
UBND huyệnThanh Chương đã chỉ đạo chính quyền các xã rà soát danh sách các hộ gặp khó khăn để hỗ trợ các nhu yếu phẩm, nước ngọt; có phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các vùng nguy hiểm; tổ chức phân công lực lượng trực ứng cứu khi có các trường hợp bất thường xảy ra.
Một số hình ảnh PV ghi lại được tại huyện Thanh Chương:
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.