Với phương châm “4 tại chỗ”, Nghệ An có nhiều hoạt động cấp bách để chủ động ứng phó, kiểm soát, ngăn chặn, dập dịch Covid-19, đồng thời, nghiêm khắc chấn chỉnh người dân, địa bàn chưa làm tốt công tác phòng dịch.
Chung tay chống dịch
Nhấn mạnh quan điểm phòng, chống dịch Covid-19 thời điểm này là cao hơn một mức, sớm hơn một bước, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý ủng hộ quan điểm áp dụng Chỉ thị 16 tại một số địa phương để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn và Chỉ thị 15 các địa bàn còn lại. Qua phân tích tình hình dịch, các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Còn các huyện khác thì thực hiện cao hơn một mức, sớm hơn một bước là áp dụng Chỉ thị 16.
Đợt dịch lần này khiến những người mạnh mẽ nhất trở nên trầm lắng. Các ca mắc mới được công bố từng ngày, sự lo lắng, bất an hiển hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ. Nhưng rồi, với bản tính kiên cường, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, người dân đã dần “trấn tĩnh”.
Bà Huệ, tiểu thương buôn bán hàng tạp hóa tại khối 8, xã Nghi Phú (TP. Vinh) giãi bày: “Dịch giã phức tạp, nguy hiểm nhưng tôi vẫn “bám” chợ. Không chỉ phục vụ bà con, và dù rằng không giúp được gì cho quê hương, một phần thì sức khỏe già yếu, nhưng nhìn các bác sỹ tuyến đầu ngày đêm chống dịch, nhìn các chú công an, bộ đội phơi nắng giữ chốt mà thương, nên tôi quyết bám chợ. Một phần là để có thêm thu nhập, phần khác là cùng mọi người chung tay dập dịch, mỗi người một việc. Nhưng chợ bây giờ đìu hiu thấy rõ, ít người hơn, ai cũng chấp hành tốt 5K theo quy định của Bộ Y tế”.
Nắng thành Vinh cuối tháng 8 vẫn bỏng rát. Những “chiến binh” tuyến đầu chống dịch đã nhiều đêm trắng chưa được nghỉ ngơi. Sự lo lắng hiện lên trên từng khuôn mặt. Bằng mọi giải pháp, mọi giá phải dập được dịch, nhanh chóng đưa Nghệ An trở lại trạng thái bình thường mới, đó là quyết tâm của Ban Chỉ đạo Phòng chống, dịch Covid-19 và của người dân Nghệ An.
Thực hiện quyết định cách ly xã hội toàn TP. Vinh theo Chỉ thị 16 từ 0h00 ngày 17/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Vinh đã quyết định tái lập 5 tổ phản ứng nhanh liên ngành gồm: Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự, quản lý đô thị cùng 43 chốt kiểm soát, trong đó 14 chốt chính ở các cửa ngõ thành phố và 29 chốt phụ ở các xã, phường.
Đặc biệt, để hạn chế người dân đi chợ quá nhiều lần, hạn chế tập trung đông người tại các chợ và với mục đích thực hiện nghiêm túc về việc giãn các xã hội, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, UBND thành phố triển khai phương án phân chia tần suất đi chợ.
Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, các địa phương khi thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 cần phải căn cứ tính chất công việc, chịu trách nhiệm tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan. Không để đình trệ công việc, nhất là công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở. Đồng thời, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp người dân ra khỏi nhà không thuộc các trường hợp quy định và không có lý do chính đáng.
Đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu
Những ngày này, dù Nghệ An thực hiện thiết lập vùng cách ly y tế, hoạt động cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn được duy trì với quyết tâm không để “đứt gãy” chuỗi cung ứng.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho biết, các siêu thị và chợ vẫn hoạt động, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, lương thực thực phẩm đầy đủ và đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Đồng thời, người dân bình tĩnh và yên tâm thực hiện cách ly toàn xã hội theo quy định, không nên tập trung đông người và tích trữ hàng hóa.
Siêu thị đã xây dựng kế hoạch bài bản, lượng hàng trong kho được tăng lên và về liên tục; đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là đối với các mặt hàng như: khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, hàng thực phẩm, lương thực… Siêu thị cũng thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch theo quy định như: tất cả người ra vào đều phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ, sát khuẩn trong và ngoài siêu thị…
Các siêu thị, trung tâm thương mại đều tập trung đẩy mạnh mua sắm online, có đội giao hàng đến tận nơi khi khách hàng có nhu cầu; phân ca khi đi làm, nhân viên siêu thị không tập trung, đảm bảo khoảng cách…
Không còn cảnh người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ, các gian hàng thực phẩm ở các cửa rất vắng khách. Tại các cửa hàng, siêu thị, các loại hàng hóa thiết yếu như: thịt, cá, trứng, rau củ quả... vẫn được bày bán khá phong phú, dồi dào.
“Để chủ động đối phó với dịch Covid-19, bên cạnh phương án dự trữ hàng hóa, Sở Công Thương cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc dự trữ hàng. Qua kiểm tra, hiện nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên thị trường ổn định, có sẵn tại các cửa hàng kinh doanh, các siêu thị, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, ngay trong lúc này, người dân không nên đổ xô đi mua số lượng lớn hàng hóa để tích trữ, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đối với vùng dịch, khi cần thiết, cơ quan chức năng sẽ điều chuyển hàng hóa đầy đủ với giá cả bình ổn”, đại diện Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho hay.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.